Page 222 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 222
thời gian tàn phá nặng nề, nhƣng trên những pho tƣợng này
ngƣời ta vẫn có thể nhận thấy những dấu ấn rất đậm của điêu
khắc Phật giáo - Ấn Độ và phong cách Gupta qua vẻ trầm tƣởng
của khuôn mặt, tƣ thế đứng qua cách xử lí những nếp gấp của áo
cà sa, qua động tác của những cánh tay.
Bên cạnh những pho tƣợng Phật giáo những pho tƣợng Ấn
Độ giáo cũng đã xuất hiện từ khá sớm và chiếm một số lƣợng
tƣơng đối lớn ở Phù Nam. Đó là những tƣợng thần Visnu, anh
em của thần và những hóa thân của thần. Phần lớn những pho
tƣợng này đều có một thân hình to lớn tƣơng đƣơng với tầm vóc
ngƣời thật đƣợc chạm khắc cẩn thận cả mặt trƣớc lẫn mặt sau
với nhiều cánh tay (4; 6 hoặc 8) cùng với một hệ thống cung
chống làm vách tựa.
Đến thời kì Chân Lạp, ngƣời ta thấy đã xuất hiện một số
lƣợng đáng kể những pho tƣợng nữ. Chủ đề đƣợc ƣa chuộng
trong giai đoạn này là nữ thần Unia trong tƣ thế chiến thắng quỷ
đầu trâu. Ở đây ngƣời nghệ sĩ thƣờng thể hiện Unia dƣới một
thân hình đầy đặn có phần hơi đẫy đà, nhƣng động thái thì vô
cùng nhanh nhẹn và khỏe khoắn.
Cùng thời gian này ở vùng châu thổ sông Mê Nam, Saluen
và Iraoađi cũng xuất hiện một nền điêu khắc vô cùng rực rỡ khác
– nền điêu khắc của ngƣời Môn. Những tƣợng Phật ở vùng châu
thổ sông Mê Nam đã mang phong cách bản địa rõ nét. Những
nét đặc sắc của điêu khắc Môn đƣợc thể hiện ở cách xử lí những
động tác của đôi bàn tay, ở cách xử lí một cơ thể phi giới tính
bằng cách thể hiện hai đùi nổi lên dƣới làn áo cà sa mỏng và
nhất là ở cách xử lí khuôn mặt.
Những pho tƣợng Phật có niên đại sớm (khoảng thế kỉ V -
VIII) còn đƣợc phát hiện ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia v.v…