Page 226 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 226

nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện

        kĩ thuật chế tạo tàu thuyền còn thô sơ.

               Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy

        Lạp với các nƣớc phƣơng Đông  cổ  đại có nền văn  minh  phát


        triển sớm.

               Điều  kiện  địa  lí  đó  đã  giúp  cho  Hy  Lạp  cổ  đại  trở  thành

        nƣớc có nền công thƣơng nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp


        thu ảnh hƣởng của nền văn minh cổ đại của phƣơng Đông.

               Cƣ  dân  Hy  Lạp  cổ  đại  bao  gồm  nhiều  tộc  ngƣời:  ngƣời

        Êôliêng chủ yếu cƣ trú ở bắc bán đảo Ban Căng và một phần


        Trung bộ (đồng bằng Bêôxi); ngƣời Iôniêng ở đồng bằng Áttích,

        vùng ven biển phía Tây Tiểu Á; ngƣời Akêăng ở vùng Bắc bán

        đảo Pêlôpônedơ và ngƣời Đôniêng ở Bắc bán đảo Pêlôpônedơ,


        đảo Crét và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê.

               b) Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại

               Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kì sau đây:


               Thời kì văn hóa Crét - Myxen.

               Thời kì Hôme.

               Thời kì thành bang.

               Thời kì Makêđônia.


               - Văn hoá Crét - Myxen và thời Hôme.

               Từ sớm, vùng biển Êgiê mà trung tâm là đảo Crét và vùng

        Myxen  ở  bán  đảo  Pêlônênedơ  đã  từng  tồn  tại  những  nền  văn


        minh rực rỡ. Nhƣng mãi đến thập kỉ 70 của thế kỉ XIX về sau,

        nhờ  các  cuộc  khai  quật  khảo  cổ  học,  ngƣời  ta  mới  biết  đƣợc

        tƣơng đối cụ thể các nền văn minh đó.

               Tại Crét và Myxen ngƣời ta đã tìm thấy những cung điện,


        thành quách và nhiều hiện vật khác trong đó có cả chữ viết. Nền

        văn minh Crét tồn tại trong khoảng 18 thế kỉ, từ đầu thiên kỉ III
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231