Page 223 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 223
Đến cuối thiên niên kỉ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á
có phần chững lại. Từ đầu thiên niên kỉ II trở đi ngƣời ta lại
chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này
với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lƣợng cao hơn, với
những trung tâm kiến trúc và điêu khắc kì vĩ nhƣ khu đền Ăngco
Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, Xukhôthay, Ayuthaya ở
Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v... Trong lịch sử nghệ thuật
Đông Nam Á vào thiên niên kỉ II, có thể nhận thấy vai trò hết
sức quan trọng của Phật giáo Tiểu thừa. So với hệ thống thần
điện Phật giáo Đại thừa, hệ thống thần điện Phật giáo Tiểu thừa
đơn giản hơn nhiều. Ngoài hình tƣợng đức Phật Thích Ca thì chỉ
có một số môn đồ của Ngƣời, có lẽ vì thế mà nền điêu khắc Phật
giáo Tiểu thừa đã cố gắng khai thác thêm bằng cách thể hiện các
tƣ thế của đức Phật theo quy định của Phật giáo.
Hinđu giáo cũng có ảnh hƣởng to lớn đối với nghệ thuật
điêu khắc Đông Nam Á. Song khi nói nghệ thuật Hinđu giáo ở
Đông Nam Á, thực ra là chỉ nói ở Chămpa và Campuchia, còn ở
những nơi khác, dấu tích Hinđu giáo rất mờ nhạt. Ở Chămpa chủ
yếu là tƣợng thần Siva, còn ở Campuchia chủ yếu lại là tƣợng
thần Visnu với rất nhiều các hình tƣợng khác nhau.
------------------
1. Homd: Lịch sử Đông Nam Á, Matxcơva 1958, trang 22 – 23
2. Phạm Thị Vinh: Việt Nam, Đông Nam Á quan hệ lịch sử văn hóa,
NXB CTQG, trang 196
3. G. Maspiro, Le Royaume de Champa, Paris, 1928. P. 84