Page 163 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 163
Điểm nổi bật nhất trong đƣờng lối nhân chính của Mạnh Tử
là tƣ tƣởng quý dân. Ông nói: "Dân quý nhất, đất nƣớc thứ hai,
vua thì coi nhẹ." Quý dân là phải chăm lo đến đời sống của dân
tức là phải đảm bảo ruộng đất cày cấy cho dân, phải thuế nhẹ,
không đƣợc huy động nhân dân đi phu trong các vụ mùa màng
để nhân dân đƣợc no đủ. Đồng thời phải chú ý bảo vệ tính mạng
của dân tức là không đƣợc gây chiến tranh. Kẻ nào gây chiến
tranh thì phải xử bằng cực hình.
Chủ trƣơng thứ hai trong đƣờng lối chính trị của Mạnh Tử
là thống nhất. Mục đích của chủ trƣơng này là muốn chấm dứt
chiến tranh giữa các nƣớc thời Chiến Quốc để toàn Trung Quốc
đƣợc thái bình; vì vậy, biện pháp để thực hiện việc thống nhất
không phải là chiến tranh mà là nhân chính. Theo Mạnh Tử, nếu
có ông vua nào không thích giết ngƣời mà thi hành nhân chính
thì mọi tầng lớp trong xã hội đều muốn đƣợc sống và làm việc
trong đất nƣớc của ông vua ấy, do đó ông vua ấy có thể thống
nhất đƣợc thiên hạ.
Bên cạnh việc chăm lo đời sống của nhân dân, Mạnh Tử chủ
trƣơng phải chú ý mở rộng việc giáo dục đến tận nông thôn mà
trƣớc hết là để dạy cho học sinh cái nghĩa hiếu, lễ.
Nhƣ vậy, trong đƣờng lối trị nƣớc của Mạnh Tử có những
đề xuất rất đáng trân trọng, nhƣng thời Chiến Quốc là thời kì
đang diễn ra cuộc chiến tranh để thôn tính lẫn nhau nên chủ
trƣơng của Mạnh Tử bị coi là viển vông không sát thực tế nên
cũng không đƣợc các vua chấp nhận.
- Đổng Trọng Thư (179-104 TCN)
Sau khi nƣớc Tần thống nhất Trung Quốc, triều Tần tiếp tục
sử dụng tƣ tƣởng Pháp gia làm đƣờng lối trị nƣớc, vì vậy triều
Tần sớm bị lật đổ.