Page 21 - Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây
P. 21
Trong thời gian củ phát triển, nếu củ bị tác động
của ánh sáng thì vỏ củ có màu xanh. Đó là nơi tập
trung nhiều chất xôlanin gây độc. Vì thế vào thời gian
này, người nông dân tiến hành vun gốc cho cây khoai
tây liên tục, vì việc vun gôc lúc này có tác dụng rất lđn
trong việc làm tăng phẩm chất của củ khoai tây.
Khi thân địa sinh ngừng phát triển về chiều dài,
thì củ khoai tây phát triển mạnh, ở thời kỳ này, yếu
tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến năng suất khoai
tây là nhiệt độ và bóng tối. Nếu gặp nhiệt độ cao thì
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của củ. Vì vậy, trong
kỹ thuật trồng trọt, người ta sắp xếp thời vụ gieo
trồng khoai tây đảm bảo cho thời kỳ cây hình thành
củ và thời kỳ củ phát triển gặp được điều kiện nhiệt
độ thích hợp nhất.
Khi củ khoai tây phát triển hoàn chỉnh, trên củ có
nhiều mắt. Số mắt phân bố trên bề mặt củ không đều.
Ở phía ngọn củ có nhiều mắt hơn ở phần gốc củ. Dùng
phần củ có nhiều mắt để trồng thì có khả năng thu
được năng suất cao hơn.
Trên đây là 4 thời kỳ phát triển chủ yếu của quá
trình hình thành củ ở khoai tây. Riêng phần phát
triển của cây khoai tây (bộ phận trên mặt đất) có
những cách phân chia thời kỳ sinh trưởng khác nhau.
Thông thường người ta chia thành 3 thời kỳ:
- Thời kỳ từ nảy mầm đến ra hoa.
- Thời kỳ từ khi ra hoa đến khi cây ngừng sinh trưởng.
- Thời kỳ từ khi cây ngừng sinh trưởng đến khi cây héo.
2 0 K Ỹ THUẬT TRÚNG KHOAI TẢ Y