Page 311 - kỹ Thuật Sửa Chữa Xe Máy Năng Cao
P. 311
KỸ THUẬT SỬA CHỮA XE MÁY NÂNG CAO I 3 0 9
không có hiện tượng xê dịch thì phải tháo bộ giảm xóc sau để tiến hành
tháo rời linh kiện để kiếm tra. Trước tiên có thể xem dung dịch thủy lực
có đủ không, sau đó kiểm tra xem lực đàn hói của lò xo có yếu không.
Nếu do lò xo bị gãy làm cho bánh sau bị đảo thì đa phần là xảy ra bất
ngờ, mà trong quá trình chạy có thể nghe thấy tiếng gãy của kim loại.
VII. Khi chạy tay lái bị rung hoặc khó chuyển hướng
7. Tay lái bị rung
Nguyên nhân khiến tay lái bị rung khi chạy xe với tốc độ chậm và
phương pháp loại trừ như sau:
(1) Khe hở vòng bi của trục dẫn hướng quá lớn:xesửdụng lâu ngày
thì đai ốc chắn bạc đạn sẽ bị lỏng, làm cho ổ bi trên dưới và bi bị mài
mòn nghiêm trọng. Nếu không kịp thời điểu chỉnh khe hở thì tất nhiên
sẽ làm cho tay lái bị rung khi chạy. Phương pháp loại trừ đó là thông qua
điều chỉnh đai ốc chắn bạc đạn trục dẫn hướng để loại bỏ khe hở. Nếu
đai ốc chặn bạc đạn đã bị siết chặt, không thể loại bỏ khe hở thì phải
tháo ra kiểm tra bi, xem ổ bi trên dưới có bị hỏng không. Nếu bị hỏng thì
phải thay bi mới hoặc ổ bi trên dưới. Ví dụ, trục dẫn hướng của xe JL, CQ
và WY50 đều dùng 50 viên bi có đường kính là 4 mm. Khi thay phải thay
cả bộ, nếu có điểu kiện thì có thể dùng trác vi kế để đo, cố gáng chọn bi
có kích thước tương đương.
(2) 2 gioăng của ống dẫn hướng ở gióng sên trước bị mài mòn
nghiêm trọng, làm cho khe hở hướng tâm quá lớn, khi chạy cũng có thể
làm cho tay lái bị rung. Khi kiểm tra có thể lắc phẩn dưới cùng của ống
dẫn hướng ở gióng sên trước, nếu khoảng hở lớn hơn 3 mm thì phải
thay gioăng.
(3) Bộ giảm xóc trước bị kẹt, mất chức năng giảm chấn: khi chạy, tay
lái chịu lực rung lớn, lắc lên lắc xuống nên làm cho tay lái bị rung. Khi
xuất hiện sự cố này thì phải kiểm tra và điều chỉnh bộ giảm xóc trước, để
khôi phục lại chức năng giảm chấn.
(4) Vành xe hình số "8", khi chạy, tay lái lắc lư sang 2 bên: vành bánh
xe hình bắu dục, khi chạy tay lái tạo ra hiện tượng lắc lên lắc xuống.