Page 314 - kỹ Thuật Sửa Chữa Xe Máy Năng Cao
P. 314
312 H Ú N G LÈ
trong quá trình chạy xảy ra hiện tượng chao đảo, hoặc va chạm với má
phanh, tăng lực cản vận động, giảm tính năng trượt của xe.
Nói chung, phương pháp đơn giản nhất để điều chỉnh khe hở của
vòng bi moay-ơ đó là: chống bánh xe lên, vặn chặt đai ốc điều chỉnh,
đến khi thấy bánh xe chuyển động khó khăn thì dừng. Sau đó xoáy lỏng
đai ốc điểu chỉnh lại 1/4-1/2 vòng, đến khi bánh xe có thể chuyển động
tự do nhưng không đảo, đổng thời khi dừng hơi quay ngược là được.
2.2 Bánh trước và bánh sau phải nằm trong cùng mộtmặtphầng
Khi bánh trước hoặc bánh sau bị lệch hoặc khung xe bị cong, khiến
cho mặt phẳng qua tâm của khung xe và bánh xe không thể duy trì ở
trong một mặt phẳng, khi xe chạy sẽ chạy lệch sang một bên, do đó
buộc phải tay lái để ép nó chạy theo đường thẳng, kết quả khiến cho
lốp xe không chỉ lăn trên mặt đất, mà còn xảy ra hiện tượng ma sát lăn
với mặt đất, từ đó tăng trở lực vận hành, làm cho lượng tiêu hao nhiên
liệu tăng cao.
Đối với hiện tượng bánh trước hoặc sau bị lệch, hoặc khung xe bị
cong, người điểu khiển luôn phải chú ý quan sát, kịp thời phát hiện và
điểu chinh hoặc nắn lại.
2.3 Bộ giâm xóc phải làm việc bình thường
Bộ giảm xóc là hệ thống treo của xe máy, nó có thể hòa hoãn và
tiếp nhận sự va đập và chấn động gặp phải trong quá trình chạy xe,
đồng thời duy trì sựtruyển động của các lực. Do đó bộ giảm xóc bị hỏng
không những làm cho tính năng bình ổn khi chạy của xe kém, mà còn
làm tăng trở lực vận hành. Nếu bộ giảm xóc bị hỏng thì phải kịp thời
sửa chữa.
2.4 Bộ phanh làm việc phải linh hoạt
Yêu cầu đối với bộ phanh đó là: vừa phải đảm bảo phanh nhạy, an
toàn, vừa phải đảm bảo không có hiện tượng kéo rê sau khi thả bàn đạp
phanh. Nếu bộ phanh có hiện tượng kéo rê, hoặc khe hở của bộ phanh