Page 298 - kỹ Thuật Sửa Chữa Xe Máy Năng Cao
P. 298
296 H Ù N G LÊ
(1) Lớp đệm hãm (má phanh) bị mài mòn nghiêm trọng, khe hở với
trống phanh quá lớn, hoặc diện tích tiếp xúc với trống phanh quá hẹp,
làm cho lực ma sát của chân phanh giảm.
(2) Do má phanh bị dính dầu hoặc bị thấm nước nên bị cứng, hoặc
đinh tán lộ ra ngoài, làm cho guốc phanh và trống phanh (moay-ơ bánh
xe) bị trượt.
(3) Hành trình tự do của bàn đạp phanh và cần phanh tay quá lớn,
hoặc dây cáp phanh đứt sợi bị kẹt trong ống bọc, làm cho guốc phanh
không thể căng hoàn toàn.
(4) Các linh kiện truyền động cùa hệ thống phanh bị gỉ mà gây kẹt.
(5) Lực đàn hổi của lò xo guốc phanh yếu hoặc bị gãy, làm cho guốc
phanh không thể hoàn lực, khiến cho tấm ma sát gia tốc bị mài mòn,
làm giảm tính năng truyền động.
(6) Trục cam phanh bị mài mòn nghiêm trọng, làm cho phạm vi
căng của guốc phanh thu hẹp.
Khi phán đoán có thể giẫm bàn đạp phanh hoặc bóp chặt, thả lỏng
tay phanh nhiều lần để kiểm tra xem hành trình tự do có lớn quá không.
Thông thường khi bàn đạp chân phanh di chuyển 1/4 hành trình thì
phanh phát huy hiệu lực, còn tay phanh di chuyển 1/3 hành trình thì
bánh xe sẽ bị hãm. Nếu thả lỏng bàn đạp chân phanh hoặc tay phanh
nhưng vẫn không thể tự động hoàn lực, chứng tỏ các linh kiện truyền
động của hệ thống phanh bị gỉ hoặc dây cáp phanh bị đứt sợi mà kẹt
trong ống bọc. Nếu bàn đạp chân phanh hoặc tay phanh có thể tự hoàn
lực thì phải kiểm tra xem khe hở giữa lớp đệm hãm với bệ hãm có lớn
quá không. Thông thường đo theo chiểu đường kính thì khe hở không
được lớn hơn 1,5-2 mm. Nếu khe hở bình thường thì phải kiểm tra xem
diện tích tiếp xúc giữa má phanh với trống thắng có nhỏ quá không,
hoặc má phanh có bị dính dầu không, thông thường diện tích tiếp xúc
của má phanh không được nhỏ hơn 75%. Đối với xe vừa rửa hoặc sau khi
lội nước mà tự nhiên phanh không nhạy thì đó là hiện tượng trơn trượt
do má phanh bị ướt gây ra. Lúc này có thể phanh ngắt quãng trong lúc