Page 297 - kỹ Thuật Sửa Chữa Xe Máy Năng Cao
P. 297
KỸ THUẬT SỨA CHỮA XE MAY NÂNG CAO I 295
chạy ở số 2 và lao mạnh ở số 4, các số khác đểu bình thường, chứng tỏ
số 2 và số 4 tạo ra tác dụng kiểm hãm lẫn nhau. Do tỉ số truyền (tốc độ)
của 2 số này khác nhau, số 4 phải nhanh hơn, số 2 phải chậm hơn, khi
đang chạy nhanh ở số cao lại bị số thấp kéo lại, gây ra hiện tượng xe lúc
nhanh lúc ì.
(3) Động cơ của xe phân khối nhỏ JL-CJ50 hoạt động bình thường,
nhưng khi đang chạy bất ngờ lao mạnh thì đó là do quỹ đạo của 3 bánh
néo li tâm trong puli dẫn động bị ép vào rãnh rất sâu. Khi vận tốc quay
của động cơ tăng cao, bánh néo li tâm không thể trườn ra khỏi hố, tốc
độ xe không tăng rõ rệt. Khi động cơ đạt đến vận tốc quay tối đa, bánh
néo lí tâm do lực li tâm tăng mà trườn mạnh ra khỏi hố, gây ra hiện
tượng xe lao mạnh vể phía trước, vận tốc quay cùa động cơ giảm mạnh,
bánh néo li tâm lại trở vể trong hố, lúc này xe ở tình trạng ì, từ đó làm
cho xe lúc nhanh lúc ì.
Khi phán đoán phải bắt đầu từ dấu hiệu xe đang chạy bỗng nhiên
lao mạnh. Ví dụ, xe đang chạy bình thường ở số nào đó, khi chuyển
sang sổ khác thì xảy ra hiện tượng xe lao vọt về phía trước, chứng
tỏ lắp hộp truyền động không chuẩn, hoặc do một số linh kiện nào
đó bị biến dạng, khiến cho bánh răng trượt không vể đúng vị trí. Lúc
này phải dừng máy ngay để sửa, nếu không sẽ làm hỏng bánh răng
hoặc động cơ. Nếu ở bất kỳ số nào cũng có hiện tượng này thì phải
kiểm tra xem bugi có đánh lửa liên tục không, tia lửa có mạnh không. Nếu
bugi có hiện tượng không đánh lửa hoặc tia lửa yếu thì phải kiểm tra và
loại trừ theo phương pháp phán đoán sự cố tại hệ thống đánh lửa. Nếu
bugi bình thường thì phải kiểm tra xem ống dẫn dầu có bị tắc không,
nhiên liệu có pha lẫn nước không, khe hở đẩu tiếp xúc của bộ ngất điện
có lớn quá không.
II. Bộ phanh không nhạy
7. Phanh chân không nhạy
Hiện nay đa số xe máy đểu sử dụng hệ thống phanh chân, nguyên
nhân khiến phanh chân không nhạy đó là: