Page 66 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 66
phong tục mang màu sắc phong kiến, phiển toái đã bị thanh lọc, thay vào đó nhiều tập
quán phong (ục mới được tiếp bien từ quá trình cộng cư vái các tộc người bản địa.
(Xem hình 2.18).
Hình 2.18. Đặc điềm tập quán, phong tục vùng Nam Bộ. [Nguồn: TGỊ
2.1.2.2. Đặc điểm hình thành văn hóa Nam Bộ: (Xem hình 2.19).
Hình 2.19. Đặc điểm hình thành văn hóa Nam Bộ. [Nguồn: TGỊ
u) Sự giao hòa tín ngưỡng - tôn giáo
Từ đẩu thế kỷ XVII, tại Việt Nam chủ yếu có ba tôn giáo chính (Tam giáo): Nho-
Phât-Đạo. Khi cấc lưu dân Việl đến Nam Bộ, hành trang “tâm linh” họ mang theo,
Irong ký ức, chi là cấc tinh hoa tích hợp từ ba tôn giáo ấy. Với Nho giáo, lưu dân Việt
tâm đắc với hai đạo lý nhàn-nghĩa (trong “ngũ thường”) và biến nó thành tình người
(nhân đạo, trọng nghĩa) đê mang theo. Với tinh thần giáo lý bình đẳng, hòa đồng của
Phật giáo, sau nhiều thế ký tích hợp với vãn hóa Việt Nam, dẽ được lưu dân Việt chấp
nhận làm hành trang tâm linh. Cùng với Nho-Phật, Đạo giáo với tư tưởng “xuất thế, vô
vi”, như một đường hướng “cứu khổ” đối với kẻ khốn cùng, thất thế như hoàn cảnh các
lưu dân. Mặt khác, chính vì Đạo giáo được xây dựng trên nền tảng nông nghiệp, xuất
phát từ phong trào nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa, do đó, khi theo lưu dân
vào Nam Bộ, Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu tại
vùng đất mới này.
67