Page 63 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 63
Nam Bộ là vùng đất non trẻ của khu vực Đông Nam Á, vốn được hình thành chủ yếu
trong giai đoạn, tân kiến tạo. Là vùng đất đan xen cả ba loại địa hình: núi, dồng bằng và
duyên hải, Nam Bộ từ khi được hình thành đã có sẵn một thảm động thực vặt vô cùng
phong phú. Theo nhà nghiên cứu Nguyẻn Đình Đầu, Nam Bộ trước thế kỷ XVII: “là
vùng đất hoang vu, lan tràn rừn^ rậm, hồ ao, biờìg chằm, đầy dẫy muôi mòng, rắn rết,
hùm beo. Hổi đầu kỷ nguyên, một phẩn diện lích - tức Miên Tày Num Bộ sau này - thuộc
nước Phù Nam; phẩn còn lại - tức Miên Đông - thuộc nước Bù Lịa (huy Bù Lỵ), nước
Chu Nại, tiểu quốc Mạ, tiểu quốc Xiíơrig Tinh (tức Stiéng)”[\Q]. Đến thế kỷ thứ VI, Phù
Nam bị người K’mer chiếm và trờ thành Thùy Chân Lạp. Còn Bà Lịa, Xương Tinh và
tiểu quốc Mạ, khi bị Chiêm Thành, lúc bị Chân Lạp khống chế, song vẫn tồn tại yếu ớt
làm trái độn giữa hai nước lõm Chiêm Thành và Chân Lạp mãi tới khi ngiíời Việt đến
khai khẩn đất hoang (Xem hình 2.15).
Nhu vậy trước khi người Việt đến định canh, dịnh cư tại Nam Bộ, tại vùng đất này đã
có mặt, ít ra, các tộc người sau: Người K’mer ở rải rác trên các giồng đất cao thuộc miền
Tây và một phần miền Đông Nam Bô tới khu vực sông Bến Nghé; Thổ dân Bà Lịa là
người Ch’ro, Rơ Giai và dân tộc Mạ, dân tộc Xương Tinh (Stiêng) sinh sống dọc lưu vực
sông Đồng Nai và vùng đồi núi, rừng rậm Tây bắc Nam Bộ; người Chăm phía bắc Đông
Nam Bộ... Đối với lưu dân Việt, có thể xem các tộc người trên là cư dân bản địa tại vùng
đất Nam Bộ. Họ đã cư trú và sinh sống tại đây trước người Kinh - Việt.
Do sự khắc nghiệt của vùng đất mới này, sau khi vương triều Phù Nam bị sụp đổ,
cộng thêm chiến sự liên miên (Phù Nam-Chân Lạp, Thùy-Lục Chân Lạp, Java-Chân
Lạp...). Cả vùng Nam Bộ hiện nay gần như bị bỏ hoang qua nhiều thể kỷ. Trong hoàn
cảnh ấy, dân bản địa lui về vùng cao Tây nguyên, nơi có đóng bào họ sinh sống (Stiêng,
Mạ,-Ch’ro, Rơ Giai) hoặc về gần chân núi Bà Đen, nơi có môi sinh quen thuộc để sống
với người thuộc dân tộc mình (Kh’mer).
64-