Page 67 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 67
Từ đạo lý “nhân-nghĩa”, giáo lý “bình đẳng-đại đồng” và tư tưởng “vô vi-nhàn lạc”
của Nho-Phật-Đạo, đã gắn kết Tam giáo với các tín ngưỡng bản địa một cách “hòa bình”
tạo nên nét đẹp văn hóa mới cho vùng đất Nam Bộ ngay từ những buổi đầu khi cấc lưu
dân Việt mới đặt chân tới đây. Các biểu hiện như: Trọng nghĩa khinh tài trong giao tiếp;
tổng hợp trách nhiệm đạo và đời (Phật pháp bất ly thệ' gian'phap) trong tu hành; tục đi
chùa hái lộc đáu năm, cẩu an, cáu siêu, cúng cô hổn... trong sinh hoạt thường nhật; lối
thờ tự “tiền Phật, hậu Thần” trong kiến trúc; hoặc lối tư duy cặp đôi (Xem hình 2.20)
theo âm-dương [có Đức Thánh thì có Bà Chúa (Thánh-Chúa)] v.v..., là hệ quả của sự
giao hòa giữa tín ngưỡng bản địa và tôn giáo truyền thống Việt Nam.
Hình 2.20. Giao hòa tín ngưỡng địa phương. Ỏng Ta phải có Bà Nguyệt. [Nguồn: 58]
b) Sự giao thoa văn hóa truyền thông với văn hóa bàn địa
Trịnh Hoài Đức từng viết: “Gia Định là cõi phía nam nước Việt, khi mới khai thác thi
có lưu dân nước ta cùng người Đường ịngưcrì Trung Quốc), người Tây (lương (các nước
phương tây như Phú Lung Sa, Hồng Mao, Ma Cao...), người Cao Miên, người Đổ Bù
(Java) đến kiều ngụ đông đảo chung lộn, mù y phục khí dụng đều theo tục từng nước.
Duy có người Việt ta noi theo tục cũ Giao Chỉ..." [15]. Tuy các sử sách không ghi chép
nhiều về tình hình văn hóa ở Nam Bộ trong buổi đầu hình thành, nhưng chắc chắn rằng
có một khoảng cách nhất dịnh giữa cộng đồng dân tộc và công đồng cư dần.
Nhung qua thực tế lịch sử cho thấy cộng đồng dân tộc Việt Nam đã giữ vai trò nồng
cốt trong sự nghiệp xây dựng - phát triển văn hóa ờ Nam Bô, thực tế này đã mặc nhiên
xác định vai trò chù thể của người Việt trong vãn hóa của cộng đồng dân cư tại đây. Để
tạo được một mặt bằng văn hóa chung như hiện nay, vãn hóa Việt đã phải giao thoa với
các loại hình văn hóa cộng cu khác, nhất là văn hóa bản địa, nhằm tạo ra một biên độ
68