Page 71 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 71
d) Văn hóa thương nghiệp tại Nam Bộ
Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nõng sản là một thực tế cùa các chủ diền tại Nam Bộ.
Thương nghiệp đã hình thành và phát triển rất sớm: Một Sài Gòn dô hội, một Cần Thơ
trù phú, một Bạc Liêu giàu có... là hệ quả của sự phát triển ấy. Vãn hóa thương nghiệp
đã thay thế dần vãn hóa làng xã tại các vùng này sau đó lan tỏa đến một số địa phương
quan trọng tại Nam Bộ như Rạch Giá, Mỹ Tho, VTnh Long... Năm 1842, Tổng Đốc Gia
Định - Đặng Văn Hòa miêu tả cảnh buôn bán sẩm uất ở Sài Gòn: “Thanh nhún, Thổ hộ
hoàn tương tạp, Phật tự, Thẩn từ các tự khoa. P hố xá tỵ Hên cư vật hóa, Thủy litu oanh
nhiễu tập chu jca”[54] (Dịch: Người Thanh, dân Thổ cùng ờ giáp nối nhau, Chùa Phật,
đình Thần có kiểu vẻ riêng. Phố xá liền kề cùng mua bán, sông nước uốn lượn đầy đặc
ghe thuyền). Chính lối sống mới và tư duy thương nghiệp là cơ sở hình thành mảng vãn
hóa đô thị, tách dần khỏi văn hóa làng xã tại Nam Bộ.
Nhìn chung, lối sống và tư duy mới đã hình thành và phát triển theo chiều dài lịch sử
hình thành và phát triển Nam Bộ.
e) Văn hóa kiến trúc tại Nam Bộ
Cùng với nhu cầu giao thương xuất hiện khá sớm, kiến trúc nhà ờ và công trình công
cộng cũng là nhu cầu rất bức thiết tại Nam Bộ. Làng mới cần có bộ mặt mối qua không
gian cảnh quan. Bên cạnh các yếu tô' tự nhiên vô cùng phong phú, kiến trúc là yếu tố
nhân tạo nổi trội nhất trong bao cảnh ấy, “bóng dáng” làng xã mang đặc tính Nam Bộ
cũng đuợc khẳng định chủ yếu từ yếu tố này.
Việt Nam đã có truyễn thống sống hòa hợp với tự nhiên từ lâu đời, đặc biệt qua lối
ứng xử với môi trường tự nhiền. Kiến trúc chùa Thẩy, một yếu tố nhân tạo góp phần
cùng với các yếu tố tự nhiên khác như địa hình, mặt nước, cây xanh... tạo thành cảnh
quan chung của vùng núi rừng Sài Sơn, hay Tháp Bút như một điểm nhấn đột khởi giữa
bao la đồng ruộng vùng quê sông Đuống... hoặc dáng chùa thâm thấp với “rừng” cột
gỗ liêm vững chãi của chùa Keo, chùa Mía, chùa Trăm Gian... như sự thu mình chịu
đựng trước bao phong ba bão táp khá khắc nghiệt của thiên nhiên Bắc Bộ... Đó là đòi
nét kiến trúc đặc trưng khá cụ thể minh chứng cho truyền thống hòa hợp với tự nhiên
của người Việt xưa, chính nó là một trong nhiều yếu tố góp phần làm nên văn hóa kiến
trúc Việt Nam.
Duy trì truyền thống ấy, các lưu dân Việt, từ những buổi đấu khi đặt chân đến vùng
đất Nam Bộ, đã phát huy khá tốt yếu tố truyền thống này trong việc bô' trí tổng mặt
bằng đến từng bộ phận chi tiết kiến trúc riêng lẻ. Chính vì điều kiện tự nhiên đặc thù
cùa vùng Nam Bộ có đôi phần khác so với Bắc Bộ, cách ứng xử cũng có khác, theo đó
vãn hóa kiến trúc đặc thù Nam Bộ cũng có khác. Đình, chùa Nam Bộ, ngay từ buổi đầu
đã không còn mang dáng vẻ nặng nề thâm thấp của đình chùa Bắc Bộ vì thời tiết tại
72