Page 74 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 74
mang dáng kiến trúc đặc trưng cho giai đoạn lịch sử sơ khởi, mà đã biến dạng qua các
lẩn tu sửa. Tuy nhiên sự tồn tại của chúng cho đến ngày nay đủ cho thấy giá trị lịch sử
đích thật của bộ phận kiến trúc tiêu biểu này.
Như vậy, xét về thời gian văn hóa, chung nhất, cùng với nhà ờ dân gian Nam Bộ có
thể xem kiến trúc đình, chùa Nam Bộ là bộ phận văn hóa có giá trị.
Hình 2.24. Dinh Thông Táy Hội. Hình 2.25. Chùa Bừu Phong 1676.
Ị Nguồn: 04 ] [Nguồn: TG]
Hình 2.26. Phong cành đình Phú Nhuận. Hình 2.27. Chùa Giác Lâm 1774.
[Nguồn: 04] [Nguồn: TG1
2.1.3.2. Giá trị không gian văn hóa trong kiến trúc đình, chùa
Phát tích từ vùng đất Đồng Nai - Bến Nghé, kiến trúc đình, chùa người Viêt đã nhanh
chóng có mặt khắp mọi nơi trên toàn Nam Bộ cùng vơi bước chân khai phá của các lưu
dân Việt. Đặc biệt, mặc dù trong buổi đầu núi rừng, ao đẩm hiểm trờ, nhưng nhờ hệ
thống sông rạch chằng chịt khắp nơi, đã mở hướng cho các phương tiện giao thông thủy
phát triển. Sự đi lại thuận tiện đã xóa dđn sự phân cách không gian văn hóa. Chính nhờ
vậy, các phương tiện kỹ thuật xây dựng cũng như vật liệu kiến trúc có điều kiện lưu
chuyển khắp nơi trên toàn vùng đất Nam Bộ. Kiến trúc đình, chùa người Việt tại Nam
Bộ, theo dó, cũng có sự nhất quán tương đối.
75