Page 77 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 77

Hình 2.35. Gác kèo Nam Bộ.   Hình 2.36. Khung kèo thuần gô Nani Bộ.
                        [Nguồn. TG]                     [Nguồn: TGJ

               2.1.3.3. Giá trị văn hóa kiến trúc trong kiến trúc đình, chùa
               a) Giá trị môi trưòng và cảnh quan
               Hình thành trong điều kiện  tự nhiên Nam  Bô, kiến trúc đình, chùa Nam Bộ đã hàm
             chứa trong tự thân nó một giá trị môi trường và cảnh quan khá dặc biệt.
               Để ứng phó với không khí nóng ẩm của vùng đất Nam Bộ kiến trúc đình chùa thường
             thoáng đãng, nhiều cửa, mái ngói thoải, tán đá cao... cũng vậy, do môi trường ít gió bão,
             bộ khung sườn khá mảnh khảnh và giản dơn.
               Đình, chùa xuất hiện iừ nhu cầu tâm linh cùa người dân (nhất là thời gian ban đầu) và
             được chính  nhân  dân  trong làng  xã “cưu  mang” và xây  dựng,  do dó  hầu  hết kiến  trúc
             đình chùa Nam Bộ thường mang “hình bóng” của kiến trúc dân gian lân cận, tự thân nó
             đã  hòa  hợp  một  cách  tự nhiên  với  mỏi  trường  sống  của  người  dãn  và  môi  cảnh  xung
             quanh. Đó cũng là điều kiện tốt  nhất cho cảm nhặn cộng đồng và cơ sờ hình thành các
             giá trị cảnh quan khu vực.
               b) Giá trị cấu trúc chức năng và kỹ thuật xây dựng
               Xuất phát từ điểu kiện xã hội cụ thể tại  Nam Bộ, khi mà đời sống người dân chưa ổn
             định, nhìn chung thực trạng ấy kéo dài từ khi Nam Bộ mới được người Việt khai phá cho
             đến nửa thế kỷ XX. Đời sống cá nhân chưa được cải thiện, kiến trúc nhà ở dân gian chưa
             được  chú  trọng  thì  kiến  trúc  mang  tính  công  cộng  như  đình  chùa  cũng  bị  hạn  hẹp.
             Không gian chức năng, vì thế, cũng chỉ được phân bố vừa đủ cho các nhu cầu sinh hoạt
             cộng đổng tối thiểu. Bên cạnh đó, với kỹ thuật xây dựng thô sơ của người bình dân (Tại
             Nam Bộ ít có công trình kiến trúc đình, chùa nào được hưng công xây dựng với qui mỏ
             lớn  và  có  người  chuyên  môn  kỹ  thuật  giỏi  phụ  trách.  Đa  số sừ dụng  “nông  nhàn”,  ít
             chuyên môn dưới  hình thức “công quả” dể xây dựng, các chi  tiết kiến trúc ít dược  trao
             chuốt. Tuy vậy, kỹ thuật xây dựng giản đơn, ít cầu kỳ được sáng tạo từ phương thức xây
             dựng truyền thống thông qua các vật liêu xây dựng địa phương, và chức năng sử dụng tối
             thiểu trong bố cục đã tạo nên giá trị đặc biệt mang tính đặc thù văn hóa Nam Bộ.

             78
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82