Page 79 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 79
Như vậy, xát'về cỏng năng sử dụng của kiến trúc đình và chùa Nam Bộ, tuy có khác
nhau, nhưng quá trình biến chuyển có sự tương đổng nhau và không gian kiến trúc lại rất
ít khác nhau. Thường chỉ là sự ghép nối thêm các “mô-đun” nhà giống như nếp nhà có
trước hay tương tự để mở rộng Ihêm không gian sừ dụng.
Để biến chuyển tổ hợp mặt bằng (không thay đổi chiều cao), đối với kiến trúc đình và
chùa Nam Bộ (kể cả một số “nhà lớn” của các hào trường trong làng), thường chỉ là sự
nối thêm một nếp nhà mới vào nếp nhà chính đã có sẵn, về phía sau hoặc hai bên theo
kiểu “bát dần”, “nối đọi” hay “nối đọi có sân tương”; do vậy tổ hợp không gian kiến trúc
thưcmg giống nhau, mặc dù chức năng sử dụng có khác nhau. Đó cũng là ]ý do nhiều
kiến trúc nhà ở cùa hào trường trong làng đã dễ dàng “cài gia vi tự” ( Ĩ Í Í Ỉ Ệ Í M t F ) (sửa nhà
làm chùa) thành các ngôi chùa với chức năng sử dụng mới mà tổ hợp không gian kiến
trúc không thay đổi. Tuy nhiên, do chức năng sử dụng khác nhau nên kiến trúc đình và
chùa cũng sẽ có những điểm khác biệt nhau từ cách chọn vị trí đến bố cục mặt bàng...
Từ các giá trị về mặt thời gian và không gian vãn hóa so với các loại hình văn hóa
khác như đã trình bày trên, cùng với đặc tính dân gian sẵn có, kiến trúc đình, chùa Nam
Bộ đã trở thành bộ phận văn hóa tiẽu biểu của vùng văn hóa Nam Bộ.
Văn hóa Việt Nam, tù thời dựng nước, đã gắn liển vói nển vãn minh lúa nước.
Sau cuộc thiên di vài ngàn năm truớc công nguyên tiến về phương Nam ấm áp, hình
thành cư dân Nam Á - Bách Việt và Việt Nam sau này. Tiếp cận với khí hậu á - nhiệt đới
rói nhiệt đới nóng ẩm của vùng Trung và Nam bộ, tư tưởng “thuận lý - trọng tình”
ơ n s u i tít) trở thành truyền thống chung của cả dân tộc. Tuy có những thời kỳ bị ảnh
hưởng văn hóa với Trung Hoa hay sau này với các nước Phương Tây, nhưng dặc trưng cơ
bản ấy vẫn “mặc nhiên” là cốt lõi cho các nghộ sĩ Viột Nam sáng tác và hiện diện trong
các tác phẩm nghệ thuật của họ. Bản thân kiến trúc, là công trình nghộ thuật, cũng
không nằm ngoài đặc trưng truyền thống ấy.
Riêng vùng văn hóa Nam Bộ, tính chất “trọng tình” càng nổi trội hơn các vùng khác
trong thời gian đầu, ít ra dến hết thời kỳ Tây Sơn. Sau đó, trong sự tiếp biến văn hóa với
các nước phương Tây và hoàn cảnh lịch sử “quá độ” với cái cũ, tư tường “thoát ly” hình
thành, tạo tiển để cho hàng ioạt sự đổi mới theo chiều hướng “cách tân âu hóa”, tính chất
“ưọng lý” dần dẩn hình thành và phát triển trong xã hội Nam Bộ sau đó lan ra trên phạm
vi cả nước, nhất là ở những năm cuối thế kỷ XX đầy biến động.
Cùng với sự phát triển vũ bão của nhũng thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học xây
dựng ngày càng được bổ sung và cải tiến, khoảng cách không gian của tiến bộ và lạc hậu
ngày càng bị thu hẹp, sự giao lưu vãn hóa tạo sự cọ xát mạnh mẽ giữa các nền văn hóa
với nhau, tính tổng hợp cùa văn hóa nông nghiệp Việt Nam càng phát huy cao độ và cho
ra đời những sản phẩm vãn hóa nghệ thuật tiếp biến - tích hợp, tuy bước dẩu “chát
lượng” chưa cao, nhưng đó là một hiện tượng hứa hẹn cho một kiến trúc Việt Nam tương
lai, vừa mang đặc trưng truyền thống dân tộc, vừa mang tính hiện đại.
80