Page 78 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 78

2.1.3.4. Tính chất dân gian trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
            Các  công  trình kiến trúc  đình, chùa Nam  Bộ  hầu  hết được kiến  tạo bời  chính công
          sức,  tài  chánh, tư duy và sự sáng tạo  nghệ thuật cùa người bình dân Nam  Bộ, hiếm có
          công  trình  nào  sử dụng  “công  khố”  để  xây  dựng  (chỉ  có  chùa  Khải  Tường  được  vua
          Minh  Mạng  trích  quốc  khố để  trùng  tu  năm  1832  và  dã  bị  cháy  năm  1867),  vì  vậy
          chúng mang tính dân gian rất cao.  Nét vàng son quen thuộc chốn cung đình ít được tìm
          thấy trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ, thay vào đó là các màu sắc đen, nâu, gụ... dân
          dã;  Các  hoa vãn kỹ hà cũng  ít xuất hiện, thay vào đó là những họa tiết đời  thường rất
          thật,  rất giản  dị  có  nhiều  tại  địa phương  như:  Sóc,  vịt,  khổ qua,  chuột,  bẩu,  bí...  Đặc
          biệt hệ kết cấu xà-kẻ-bẩy hay chồng ruờng-giá chiêng hoặc giả thủ... có cấu trúc tương
          đối phức hợp được thay bằng kệ kết cấu “kèo đâm trinh cột kẽ” đom giản được sử dụng
          rộng  rãi  trong kiến  trúc dân gian  Nam  Bộ.  Các  hình thức  vật liệu  xây dựng  như ngói
          “máng  xối”, đá ong,  gạch tàu...  cũng  hoàn toàn giống  với cấu  trúc  ngôi  nhà dân  gian
          Nam  Bộ. Ngoài ra chính tư duy nghệ thuật của người “thợ cả”, là một người trong giới
          bình  dân,  dã  tạo ra phong cách kiến  trúc mang tính  bình  dân của đình chùa Nam  Bộ
          mà trong sáng tạo nghệ  thuật, đỏi khi chính họ cũng không lường hết được các giá trị
          tiềm ẩn (rong tác phẩm kiến trúc do chính họ tạo ra. Giá trị  ấy chỉ do cồng chúng cảm
          nhận được khi sử dụng.
           2.1.3.5.  Tổ hợp không gian gắn liền  với dây chuyền chức năng sử dụng trong kiến
          trúc đình, chùa Nam Bộ
            Tại Nam Bộ, kiến trúc đinh là nơi thờ Thần làng, thờ các vị anh hùng, người có công
         dựng  làng,  giữ nưốc...  vể sau kết  hợp thêm  chức  năng  hoạt động  hành  chính,  giao lưu
         văn hóa cộng đổng... Xuất phát từ những chức năng phức tạp như vậy, tổ hợp không gian
         kiến trúc đình dã không ngừng biến đổi. Từ ngôi “nhà vuông” mang kiểu mặt bằng “chữ
         nhất”  khá  khiêm  tốn,  sử dụng cho nhu cầu  thuán  tín  ngưỡng,  chuyển  sang  tổ  hợp  mặt
          bằng “chữ nhị” sử dụng kết hợp chức năng hành chính làng, và không lâu sau biến sang
         tổ hợp mặt bằng “chữ tam” và “phức hợp” sử dụng cho chức năng giao lưu văn hóa cộng
         đồng như vãn nghệ quần chúng, hát bội, lễ kỳ yên...
            Cũng tại Nam Bô, kiến trúc chùa là nơi thố Phật, thờ các vị anh  hùng nghĩa sĩ (như
         chùa Sùng Đức-Sài Gòn thờ Nguyễn Trung Trực, chùa Tôn Thạnh-Long An thờ Nguyễn
         Đình Chiểu...), thờ bá tánh... về sau kết hợp thêm chức năng hoạt động tôn giáo và hoạt
         động xã hội... Cũng xuất phát từ những chức năng ngày càng phức tạp ấy, tổ hợp không
         gian kiến trúc chủa cũng đá không ngừng biến đổi. Từ ngòi “am tranh” mang kiểu mặt
         bằng “chữ nhất” sử dụng cho nhu cầu thuẩn tín ngưỡng ban dầu, chuyển sang tổ hợp mặt
         bằng “chữ nhị” sử dụng kết hợp thêm chức năng hoạt động tôn giáo (làm giảng đường,
         trai  đường,  trường  hạ...)  và  không  lâu  sau  đó  biến  sang  tổ  hợp  mặt  bằng  “chữ  tam”,
         “phức hợp” và gẩn đây (giữa thế kỷ XX) xuất hiện dạng “lầu” nhằm đáp ứng nhu cầu sử
         dụng cho các chức năng hoạt động phức tạp nhu trên.

                                                                     79
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83