Page 83 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 83

Đặc  tính  này  càng  về  sau  (nhất  là từ  1945  cho  tới  nay),  đã đần  bị  đảo  ngược.  Xuất
            phát từ đặc điểm vùng văn  hoá Nam Bộ, càng về  sau tính chất động, dương tính,  duy  lý
            trong tư duy người dân nơi dây càng rõ nét, đặc biệt tính cộng đổng và tính tự trị vốn có
            của vùng nông thôn Việt Nam trước đây ngày càng lỏng lẻo hơn. Trên danh nghĩa, đình
            và chùa là những kiến trúc cộng đồng, mọi người trong cộng đồng dàn cư đều có quyền
            “bình  đẳng”  lui  tới  chiêm  bái  hay  vãng  cảnh,  nhưng  thực  tế chúng  không  là  tài  sản
            chung của cộng đổng dân cư thôn  làng mà chịu  sự chi phối hoàn toàn bởi  cá  nhân  hay
            nhóm  nhỏ  những “đại  thí chủ” đã  hiến cúng để trùng  tu  haỵ  kiến  tạo  (theo quan  niệm
            “mạnh  vì  gạo,  bạo  vì  tiền”).  Do  vậy,  càng  về  sau  (từ  1945  đến  nay)  vị  trí  đình  chùa
            thường dược chọn rất chủ quan theo ý muốn cá nhân hơn là lợi ích cộng đổng cư dân. Hệ
            quả là, dinh Thần không được xây mới (Xem chương I), vị trí đình Thần vẫn tồn tại tại vị
            trí cũ  với  chức  năng  thuần  tín  ngưỡng  mang  dấu  ấn  văn  hóa  một  thời.  Điều  đó  đổng
            nghĩa  với  việc “lùi  xa” so với trung iâm điểm dân cư mới trong quá trình phát triển đô
            thị. Hạn hữu, trong điểu kiện khá tế nhị  (kinh tế eo hẹp, quy hoạch mới...), sự hoán đổi
            vị trí ngôi đình xa khu trung tâm hơn cũng là một thực tế (Ví dụ: Đình Vĩnh Bình - Tiền
            Giang,  đình  Long  Thạnh  -  Thủ  Đức...).  Trái  lại,  vị  trí  chùa  Phât  ngày  càng  xây  mới
            nhiều hơn (nhất là giai đoạn  1954-1975) và di cùng quá trình phát triển đô thị. Điều  đó
            đồng nghĩa với việc “tiến gần” đến trung tâm điểm dân cư mới, nhất là tại các đô thị lớn.
            Chùa giờ đây không chỉ giữ chức năng tu học thuẩn túy mà đôi chỗ còn kết hợp thêm cả
            chức năng kinh tế,  văn hóa, xã hội khác v.v..., nhất là trờ thành trung tâm  tổ chức, lãnh
            dạo Phật giáo theo nhu cẩu đương đại.

              3.1.1.2.   Đặc điểm  văn hóa biểu hiện qua quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc đình
            và chùa Nam Bộ
              Cũng xuất phát từ cội nguồn văn hoá  Việt Nam - văn hoá ứng  xử với  môi trường tự
            nhiên, chính khí hậu nhiệt đới và môi trưòng sông nước đã chi phối văn hoá vật chất của
            người  Việt  Nam,  trong  đó  có  kiến  trúc.  Trong  tổng  mặt  bằng  kiến  trúc  đình,  chùa,  từ
            nhiểu  đời  nay,  luôn  gắn  liển  mật  thiết  vói  hai  yếu  tô' mặt nước  và cây  xanh  tạo  thành
            những “danh lam thắng cảnh” hay “bến nước sân đình” (Xem hình 3.3). Đặc điểm mang
            tính lịch sử này vẫn còn tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX.
              Riêng tại Nam Bộ, từ giữa thế kỷ XX trờ về trước, tổng mặt bằng kiến trúc đình, chùa
            thưcmg là sự mở rộng của ngôi nhà vườn dân gian Nam Bộ (Xem hình 3.8), sau đó bố trí
            thêm một số kiến trúc phụ khác theo nhu cầu sinh hoạt đặc thù của từng loại hình đình
            hay chùa (Xem hình 3.9), cụ thể như sau:
              -   Đối  với  chùa,  khối  công  trình  chính  thường  theo  hướng  Nam  (hướng  gió  tốt  mà
            người  bình dân đương thời  hay sử dụng) hoặc hướng ra mặt sông tiếp cận, vườn cây ãn
            trái  được  bố trí ờ hướng  Tây  hoặc  hướng  Bắc  so  với  khối  công  trình  chính  (hướng  có
            nắng nóng và gió lạnh),  sân cảnh  ở hướng Đông  thường kít  hợp với  ao sen và lối  vào.
            Cách bố trí này hoàn toàn theo quan niệm xây nhà truyền thống dân gian Nam Bộ. cổng

            84
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88