Page 87 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 87

Tại Nam  Bộ, bất kể đó là “nhất” hay “tam” quan, vị trí của chúng thường không nằm
            giữa  trục  chính  trung  (thần  đạo),  mà  nằm  lệch  vể  một  phía  trong  mặl  bằng  tổng  thể.
            Ngày nay, trong điểu kiện “chật hẹp” của mặt bằng, cổng đình, chùa thường chọn ờ vị trí
            thuận tiện mà không theo một định chế gò bó nào.
              e) Mộ tháp
              Đây là kiến  trúc  ngoại  thất đặc trưng cho mảng chùa. Thường mộ  tháp ít đứng độc
            lập mà được phối  kết  thành một “vườn” tháp.  Vị trí “vườn tháp” thường nằm  một  bẽn
           chùa, chếch về phía sau,  ít  thấy  nằm  vị trí trước chánh diện (theo giới luật Phật Giáo).
           Hình  thức mộ  tháp có xu  thế đổi mới  nhanh  hơn  hình  thức kiến  trúc chùa đương thời.
           Chúng rất  đa dạng và phong  phú  từ dạng  thức  vuông bôn cạnh  (liên  tường đến Tứ Vô
            Luợng  Tâm       -  Từ,  bi,  hỉ,  xả)  không  chân  đế  phổ  biến  tại  miền  Bắc...  đến
           vuông  bốn  cạnh  có  chân  đế thấp  tại  Trung...  và  cuối  cùng  “biến  tướng”  trờ  thành  4
           cạnh chân đế cao tại miền Nam.





















                  Hình 3.12. Ba kiểu mộ tháp Bắc (chùa Diên Hựu), Trung (chùa ThuyênTỡn),
                           Nam (chùa Giác Lám). [Nguồn: VõVăn Tường]
             Bên  cạnh đó,  hình  thức  mộ  tháp 6  cạnh  (liên tường  đến  Lục  Hoà /\ f n   -  Thân  hoà,
           khẩu hoà,  ý  hoà, giới hoà, kiến hoà, lợi hòa)  chân dế rất cao trở thành nét đặc thù phổ
           biến được  sử dụng rộng rãi tại Nam  Bộ  (Xem  hình 3.6).  Đây  là một  biểu hiện của văn
           hóa ứng xử với môi trường tự nhiên về hình thức, nhằm thích hợp với địa hình thấp trũng
           tại Nam Bộ qua kiến trúc chân đế cao. Đồng thời xuất phát từ đặc điểm hình thành vùng
           văn hoá Nam Bộ (xem mục  1.2.2), chữ “hòa fn” là phương cách hành dạo phù hợp nhất
           trong hoàn cảnh cộng cư lúc bấy giờ, nó đã thay thế chữ “tâm   của phương cách hành
           đạo trước đó trong xã hội Việt Nam tương đối ổn định ở Bắc Bộ.

           88
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92