Page 90 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 90
c) Dạng chữ tam ( ^ )
Đây là dạng mặt bằng với ba nếp nhà liền kề nhau, đều dạng “ngũ hành”, hoặc cách
khoảng một nếp nhà bằng sân “thiên tỉnh” để tạo sự thông thoáng cẳn thiết cùa kiến
trúc vùng nhiệt đối nóng ẩm. Có thể xem đây là một biểu hiện cùa đặc tính văn hoá
ứng xử với môi trường tự nhiên của người dân Nam Bộ. Rất nhiều đình, chùa Nam Bộ
được hoàn chỉnh theo dạng thức mặt bằng này. Có thể đơn cử như các đình Gia Lộc -
Tây Ninh, Tàn Lân - Biên Hòa, Hiệp Ninh - Tây Ninh, Thới Tam Thón - Hóc Môn
(Xem hình 3.16) hoặc các chùa Bửu Phong - Đổng Nai, Kim Cang - Long An, Phước
Lâm - Tây Ninh,...
d) Dạng phức hợp
Đây cũng là dạng mặt bằng khá phổ biến tại Nam Bộ với sự kết hợp nhiều chức năng
sử dụng trong một còng trình. Đây là một biến cách cùa dạng mặt bằng đăng đối theo
trục, biểu hiện sự linh hoạt cùa văn hoá Nam Bộ trong bố cục mặt bằng. Ngoài tòa đại
diên hình chữ nhất, nhị hay chữ tam, theo dạng ngũ hành, trong tổng thể mặt bằng còn
có thêm nhiều nếp nhà khác giữ chức năng bổ trợ cho hoạt đỏng như nhà túc, võ ca, võ
qui, giảng đường, vãng sinh đường, tháp thờ cốt (Xem hình 3.128)..., hoặc nhiều điện
thờ phụ khác, đây là đặc điểm khác biệt khá rõ so với đình chùa Bắc Bộ. Có thể thấy qua
các đình Bình Thủy - Cần Thơ, Mỹ Phước - An Giang, Bình Đông - TP.HCM, hoặc các
chùa Giác Viên - TP.HCM (Xem hình 3.13), Phước Tường - Thủ Đức, Nam Thiên Nhất
Trụ -Thú Đức, Vạn Hạnh - TP.HCM,...
Ngoài ra, các dạng thức mặt bằng truyền thống có giao mái phức tạp như chữ đinh
(T), chữ công (I) hoặc nôi công ngoại quốc (ỊxỊ) rất hiếm thấy tại Nam Bộ.
e) Dụng lầu
Đối với hầu hết chùa (không có đình) tân tạo trong các thành phố lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, đất đai xây chùa thường rất hạn chế. Xuất phát từ đặc điểm hình thành
vãn hoá Nam Bộ qua sự tích hợp văn hoá vởi phương Tây và đặc tính linh hoạt của
truyền thống văn hoá trọng tình, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, mặt bằng kiến trúc chùa
đã phải vươn lèn theo chiều cao thành các “chùa lẩu”. Với dạng mặt bằng này, chính
điên và tổ đường thường được đưa lên lầu tương đương nếp nhà thứ nhất theo kiểu chữ
nhị hay chữ tam truyền thống; tầng trệt thường sử dụng làm giảng đường, nhà khách
hoặc trai đường. Ngoài ra, kết họp với nếp nhà lầu chính còn có thêm một số công
trình phụ khác như nhà trà (bếp), tăng phòng (phòng ở các tu sĩ), thư viện... Có thể
thấy dược dạng thức này qua nhiều chùa tại thành phố như: Vĩnh Nghiêm - TP.HCM
(Xem hình 3.18, 3.19), Xá Lợi - TP.HCM, Ấn Quang - TP.HCM, Ni Viện Thiện Hòa -
Long Thành, Bửu Liên - TP.HCM, Từ Hiếu - TP.HCM, Tuyền Lâm - TP.HCM, Già
Lam - TP.HCM.
91