Page 89 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 89
cổng tam quan cũng xuất hiện trờ lại trong tổng thể khuôn viên đình, chùa. Để thích
ứng cho khuôn viên hạn hẹp của dinh, chùa trong giai đoạn này, mộ tháp xuất hiện rất
hạn chế, các kiến trúc thờ tự phụ như miếu ngũ hành, miếu cô hồn, bị mất dần.
d) Giai đoạn 1975 đến nay
Từ 1975 đến 1985, về cơ bản vẫn không có sự Ihay đổi lớn so với giai đoạn tiếp cân
trước đó. Sau hơn 10 nãm “đóng băng” trong kiến trúc, thời gian sau 1985 cho đến nay,
kiến trúc đình, chùa gấn như mất định hướng, mỗi công trình “tự phát” xây dựng theo
kiểu riêng, thiếu sự thống nhất vể hình thức tổng thể.
3.1.2. Đác điểm vân hóa biểu hiện qua hình thức kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
3.1.2.1. Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua giải pháp mặt bằng kiên trúc
Nhìn chung, trong cách tổ chức mặt bằng giữa dinh và chùa Nam Bộ tuy có khác
nhau, nhưng hình thức mặt bằng thường giống nhau. Bằng cách phân định dạng thức mặt
bằng theo Hán tự thường gặp, có thể nhận thấy mặt bằng kiến trúc đình, chùa Nam Bộ
qua các dạng thức quen thuộc như sau:
a) Dạng chữ nhất ( —)
Xuất hiện sớm nhất và đơn giản nhất với sự mờ rộng cùa ngôi nhà dân gian Nam
Bộ. Tuy nhiên cái khác cơ bản của mặt bằng nhà ở dân gian và đình, chùa là: Mạt
bằng đình, chùa thường có hình vuông với bộ “tứ trụ” tạo thành kiểu nhà “ngũ hành
iỉÍT ” (nhiều còn gọi là nhà “tứ tượng ESíiỉ.”) (Xem hình 3.22), đặc trumg cho loại
hình kiến trúc thờ tự tại Nam Bộ mà người dân không được cất để ở. Hiện tượng kiến
trúc này cho thấy, buổi đẩu, từ giữa thế kỷ XIX trờ về trước, văn hoá nhận thức qua
âm dương, tam tài, ngũ hành là dấu ấn tinh thần sâu dậm trong tâm thức nguời Việt ly
hương. Hầu hết các đình, chùa Nam Bộ khi mới khởi lập đểu có dạng này. Ngày nay,
dạng mặt bằng chữ “nhất” có thể thấy qua kiến trúc các đình, chùa xuất hiện muộn
như dinh Xuân Hòa - TP.HCM, Nguyễn Trung Trực - Phú Quốc, Tân Himg - Cà
Mau,... hoặc các chùa Long Hưng - Sông Bé, Thiền Lâm - Tây Ninh hay Hội Thọ -
Tiển Giang....
b) Dạng chữ nhị ( ■-■)
Đó là cách mở rông mặt bằng theo kiểu nhà “bát dẩn” hay “nối đoại” tại Nam Bộ,
một nếp nhà thứ hai, cũng dạng ngũ hành, kế nối nếp nhà thứ nhất theo thứ tự tiền hậu
làm cho mặt bằng đình, chùa mở rộng hơn. Đây thường là bước chuyển tiếp phát triển
không gian đình, chùa. Có thể thấy được qua mặt bằng các đình Nguyễn Hữu Cảnh -
Biên Hòa, Mỹ Lộc - Long An, Bình Chánh - TP.HCM, Phú Lâm - TP.HCM, Bình Tiên -
TP.HCM (Xem hình 3.15),... hoặc các chùa Phước Hung - Đồng Tháp, Huệ Quang - Bến
Tre, Lưỡng Xuyên - Trà Vinh...
90