Page 88 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 88

3.1.1.4.   Các  biểu  hiện  văn  hóa  cụ  thể qua  hình  thức  quy  hoạch  tổng  thể đình,
          chùa trong từng giai đoạn lịch sử
            Theo dòng thời gian và sự tàn phá khắc nghiệt của bao cuộc chiến tranh và thiên  tai,
          tại  Nam  Bộ, các kiến trúc đình, chùa cũng  như các  kiến trúc dân gian  khác,  lẩn lượt bị
          mất đi  nhanh chóng, vì vậy gần nhu hiện trạng nguyên bản của các công trình kiến trúc
          dinh,  chùa,  từ trước  năm  1858, không  còn  tổn  tại  (Xem  chương  I),  hầu  hết  đã  bị  biến
          dạng sau những lẩn tu sửa, có chăng chỉ còn tổn tại một vài hình thức mang tính bộ phận
          mà thôi.  Dựa trên thực trạng ấy, tạm [hời có thể chia kiến trúc đình, chùa Nam Bộ thành
          bốn giai đoạn văn hóa, ứng với bốn giai đọan lịch sử gần đây nhất: Đại Việt, Pháp thuộc,
           1954  -  1975,  1975  đến  nay.  Từ đây  có thể  nêu  ra các  đặc  điểm  vãn  hóa  lịch  sừ mang
          hình  thức  “đương  đại”  biểu  trưng  qua  từng  giai  đoạn  lịch  sử của  kiến  trúc  đình,  chùa
          Nam Bộ, như sau:
            a) Giai đoạn Đại Việt
            Trong  giai đoạn này, kiến trúc đình, chùa thường được  xây dựng trên giổng, gò cao,
          trong một vườn cây ăn trái rợp bóng cây xanh, có rào giậu bao quanh. Ra vào bằng cổng
          “nhất quan”. Kiến trúc kết hợp hồ nước, “đìa” (ao nhỏ) nước ngọt, hoặc ao sen.
            Ngoại thất thường có kiến trúc phụ như: Miếu ngũ hành, đàn tiên nông, miêu cô hồn,
          bàn thiên...  Riêng  mảng chùa còn có mộ tháp trong khuôn viên chùa,mặt bằng mộ tháp
          hình  vuông,  có  chân  đế cao.  Mặt  tiền  đình,  chùa  thường  trang  trí  bằng  vật  liệu  gạch
          nung, gốm sứ...
            b) Giai đoạn Pháp thuộc (1858-1954):
            - Phân đoạn cuối thế kỳ XIX (1858-1897):
            Hình  thức  chung  vẫn  mang dáng  vẻ của kiến  trúc  giai đoạn  trước,  chưa có thay  đổi
          lớn trong tổng thể kiến trúc.
            - Phân đoạn dầu thế kỷ XX (1897-1954):
            Xuất hiện thêm kiến trúc “cột cờ” hay “cột phướn” (Xem hình 3.104). Mộ tháp trong
          chùa cũng  có  sự thay đổi,  mặt bằng  mộ tháp hình  lục  giác, chân đế cao trở thành phổ
          biến.
            Cuối  giai đoạn này dã manh nha xuất hiện “chùa lẩu” tại các khu đô thị.

            c) Giai đoụn 1954-1975:
            Trong bối cảnh nhiễu nhương của vùng đất Nam  Bộ, tổng thể đình, chùa bị  thu hẹp,
          nhất là  trong  các  đỏ thị  lớn  như Sài  Gòn, Cần  Thơ...  vườn cây  ăn  trái bị mất dần,  thay
          vào là các  vườn hoa kiểng.  Non bộ xuất  hiện  trong khuôn  viên chùa,  thay  thế cho “đại
          địa sơn  hà, non thanh thủy tú”.  Kiến trúc  ít được xây dựng theo kinh nghiệm như trước
          đây mà thường được lập “plan” (thiết kế) trước.

                                                                      89
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93