Page 85 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 85

nên  nét xưa trong  lòng kiến trúc  khá  hiện  đại  (Xem  hình  3.5,  3.7), điểu đó có  thể  thấy
            qua kiến trúc chùa Xá Lợi,  Quảng Hương Già Lam hoặc chùa Lâm Tế,  v.v... Tuy nhiên,
            các mảng cây xanh này chưa đủ qui mỏ rộng, tạo thành không gian xanh trong lòng kiến
            trúc  đình,  chùa,  đặc  điểm  này  cần  được  chinh  sửa để  có  hiệu  quả  hơn  trong  kiến  trúc
            đình, chùa đương đại tại các đô thị.
              3.1.1.3.   Đặc điểm  văn hóa biểu hiện  qua chi tiết bộ phận  của ngoại thát kiến trúc
            đình, chùa
              Không  phải  ngẫu  nhiên  mà cụm  từ “cây  đa,  bến  nước,  sân  dinh”,  từ lâu,  đã  tổn  tại
            trong ký ức người Việt, để mô tả hình ảnh què hương thanh bình; cũng không phải ngẫu
            nhiên mà cụm từ “danh lam thắng cảnh” dã tồn tại  trong từ ngữ Việt Nam như mội định
            ước.  Tất cả  xuất  phát  từ một  thực  tế sinh  động,  cảnh  trí thân  quen cùa  làng  xóm  Việt
            Nam, mà trong đó gắn liền với ngoại thất kiến trúc đình, chùa, thực tế ấy vẫn còn lưu lại
            dấu ấn trong kiến trúc đình chùa Nam Bộ.
              a) Vườn rây
              Xuất phát từ tập quán sống cùa cư dân nông nghiệp lâu đời, mảnh vườn - thửa ruộng
            là các yếu tô' không thể thiếu của cư dân nông thôn Việt Nam.  Điều đó càng có ý nghĩa
            đặc biệt hcm đối với người dân Nam Bộ. Từ tập quán sống ấy kết hợp văn hoá ứng xử với
            môi trường tự nhiên nêu trên, hẩu hết các đình, chùa cổ (trên  100 nãm) tại Nam  Bộ đéu
            có vườn cây ăn trái  rất rộng, tạo chốn tao nhã cho khách thập phương thưởng ngoạn. Để
            minh chứng nhặn định  này,  khi  mó tả ngoại  cảnh chùa Giác Lâm  vào đầu thế kỷ XIX,
            Trịnh Hoài Đức đã ghi lại: Chùa Giác Lâm “ở trên gò cẩm  Sơn...  rộng ba dặm, cây cao
            như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thê tuy nhỏ mà
            có nhã thu' [84].
              Ngày nay, với kiến trúc dương đại, dất đai khuôn viên đình, chùa rất hẹp, do dó vườn
            cây hầu hết đã bị mai một (đánh mất).
              b) Sân cảnh
              Xnất  phát  từ văn  hoá  tổ chức  cộng  đồng  qua  tín  ngưỡng  và  phong  tục,  để  điều  tiết
            lượng người vào ra công trình, dồng thời tạo nên một không gian sinh hoạt công cộng đủ
            rộng,  bên  cạnh  kiến  trúc  công  trình,  dinh,  chùa  thường  có  khoảng  sân  khá  rộng.  Mặt
            khác, giống như đình, chùa Bắc Bộ, tại Nam Bộ, để giảm bức xạ nhiệt, tạo bóng mát lớn
            cho nhu cầu sinh hoạt trưa hè (Văn hoá  ứng xử môi trường tự nhiên), hầu hết  sân đình,
            chùa xưa kia đều có gốc cổ thụ đi kèm, thường là gổc Bổ-đề, gốc Đa (Da) hay Vú-sữa.
            Dần dần, để tôn tạo thêm cảnh trí, một số cây cảnh (kiểng), non bộ (Xem hình 3.6), hoặc
            ao sen... được bố trí kếl hợp,  tạo thành sân cảnh, vừa dáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vừa để
            thường ngoạn.  Càng vể sau,  sân cảnh bị  thu hẹp tối đa, chl còn giữ chức năng như một
            tiển sảnh mờ rộng bên cạnh kiến trúc đình, chùa. Hãn hữu, có nơi không còn.

            86
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90