Page 86 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 86
c) Bến (tò
Bên đò tại Nam Bộ vừa là cảnh, vừa là nhu cầu của đời sống làng quê, vừa là điểm
dừng cùa các phương tiện giao thông thủy và còn là nơi trung gian nối liền sinh hoạt
đình, chùa với sinh hoạt dân gian; đây là sự chọn lựa khá tinh tường và tế nhị trong kiến
tạo khống gian ngoại thất đình, chùa, nhất là kiến trúc đình.
Đối với đình, chùa xuất hiện từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi mà giao thông bộ đă phát
triển đù đáp ứng cho nhu cầu di lại của nhân dân trong vùng, thì đi lại bằng phương tiện
giao thõng thuỷ chỉ là thứ yếu, do đó bến đò gần như không còn tồn tại. Tuy thế, sự
“hoài cảm” vể “nước” vãn còn thấy bóng dáng qua một số hồ cảnh trong sãn đình,
chùa... hoặc phóng khoáng hơn là hình ảnh ao sen, hồ cảnh... trong tổng thể đình, chùa.
(I) Tam quan
Cổng tam quan là hình thức giới hạn không gian trong ngoài của đình, chùa Việt.
Nhưng trước đây tại Nam Bộ, một thời gian dài không có cổng tam quan. Đây là một thực
tế khá dặc biệt của đình, chùa Nam Bộ, nhất là mảng chùa. Đinh, chùa Nam Bộ từ giữa thế
kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (gần 1 thế kỷ) phổ biến chỉ có “nhị quan” (Xem hình 3.4) bố
trí hai bên, hoặc “nhất quan” nằm vể một phía so với trục chính trung. Đây là hê quả xuất
phát từ đặc điểm vùng văn hoá Nam Bộ qua giao thoa văn hoá với bản địa, hiện tượng này
có nguồn gốc từ tín ngưỡng địa phương (tránh “đâm thốc”, đi thẳng vào Thẩn Vị hay Phật
Điện). Thay vào vị trí tường biên trước trục chính, vị trí cửa giữa truyền thống, thường là
bức bình phong “thán hổ” hoặc “thần phang” (“Bảo trụ thần phang” tại chùa Giác Lâm).
Tiêu biểu cho hiện tượng này có thể kể đến các dinh: Nguyễn Hữu Cành - Biên Hòa, Phú
Nhuận - TP.HCM, Tân Hưng - Bạc Liêu, hay các chùa Giác Lâm - TP.HCM, Long Thiền -
Biên Hòa, Đại Giác - Đồng Nai, Tôn Thạnh - Long An, Vĩnh Tràng - Tiền Giang v.v... Chỉ
sau những đợt trùng tu hoặc xây mới ờ hậu bán thế kỷ XX, chiếc cổng tam quan bắt đầu
xuất hiện trở lại ờ đình Bình Đông, đình Phong Phú, chùa Vạn Hạnh (Xem hình 3.5),
Quảng Hương Già Lam, chùa Lâm Tế v.v...
Hình 3.10. Cổng Nhị quan Hình 3.11. cổng Tam quan tân lạo
(chùa Giác Lâm). [Nguổn: TG] (chùa Vạn Hạnh). [Nguồn: VôVănTường]
87