Page 69 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 69
- Dấu ấn về tinh thần, ngoài Ki-tô giáo và chữ La-tinh, kết quả của quá trình lích hợp
ấy cho ra đời chữ quốc ngữ.
- Ánh hường văn hóa phương Tây còn thấy rõ qua sự ra đời của báo chí, tiểu thuyết
hiện đại, tranh sơn dầu... kể cà hệ thống giáo dục kiểu phương Tây và lối tư duy phán
tích, bổ sung cho lối tư duy tổng hợp truyền thống vốn có.
ỉ
Chính sự tích hợp văn hóa này trờ thành đặc điểm quan trọng trong sự hình thành văn
hóa Nam Bộ.
ílj Sự ứng xử với môi trường
Nam bộ từ khi được hình thành, với những khó khăn khi khai phá thiên nhiên “xuống
sòng sấu rượt, lên rừng cọp um”, đã có sự bất ổn ở nhiều mặt: kinh tế, chính trị, vãn hóa,
xã hội...; Người dân nơi đây luôn phải đối đáu với nhiều hiểm nguy từ môi trường tự
nhiên đến môi trường xã hôi. Chính vì vậy, để có được một “nội lực” đù mạnh trong sự
ứng xử với môi trường, vốn rất khắc nghiệt xung quanh, người dân Nam Bộ luôn có ý
hướng dổi mới, thoát ly, vuơn tới... Tính chất động, dương tính ấy đã manh nha hình
thành trong mỗi con người Nam Bộ rất sớm, nó trờ thành chất xúc tác cẩn thiết cho sự
giao lưu văn hóa, là đặc điểm luôn có mặt trong các biểu hiện của văn hóa Nam Bộ, là
“tố chất” quan trọng trong sự hình thành vãn hóa Nam Bộ.
2.1.2.3. Biến thể văn hóa làng xã tại Nam Bộ: (Xem hình 2.22)
Hình 2.22. Biên thể văn hóa Num Bộ. [Nguồn: TG]
a) Tínli cộng đồng và tính tự trị
Do công cư nhiều dân tộc trong một địa bàn có điều kiện giao thông khá tHuận lợi
(chủ yếu bằng giao thông thủy), cộng đổng dân cu Nam Bộ có hệ thống giao tiếp xã hội
phát triển theo một cơ chế mờ. Hơn nũa, do cư dân đa phần là người Việt ly hương và
những người mới đến ngụ cư (sớm nhất là người Thủy Chân Lạp, họ đến trước người
Việt khoảng trên trăm năm), vì vậy tính cộng dồng và tính tự trị vốn có của vùng nỏng
thôn Việt Nam trước đây có phần lỏng lẻo hơn so với vùng đất Tổ. Vai trò thòn làng
không còn đù chức năng là tế bào cùa sự phát triển xã hội nữa, chiều hướng phát triển xã
hội thiên về các vùng trù phú, có diều kiện phát triển kinh tế (các giổng, ven sông rạch,
vùng giáp nước...): Ban đẩu là kinh tế nông nghiệp tiếp theo là kinh tế hàng hóa. Tính
chất “tự cung tự cấp” cùa nông thôn nguyên thủy dần dẩn biến mất. Tư tưởng “đất lành
chim dậu” và “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” khá phổ biến trong người dãn tại dãy. Với điểu
70