Page 68 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 68
chung trong sự thăng hoa cẳn có, xóa dần khoảng cách vãn hóa giữa các công đồng dân
tộc với nhau. Chi tiết “noi theo tục cũ Giao Chỉ” của Trịnh Hoài Đức cho ta một ý niệm
về xu hướng tất yếu của tiến trình văn hóa ờ địa phương Nam Bộ, với chù thê là dân tộc
Việt, đó là sự phát triển theo hướng đồng quị vào văn hóa Việt Nam. Sự giao thoa văn
hóa truyền thống với bản địa, do vậy, cũng là một trong các đặc điểm hình thành văn
hóa Nam Bộ.
Đối với các nguồn văn hóa bàn địa cùa Kh’mer, Chăm-Islam,... sẵn có tại địa phương
là văn hóa Irọng âm; xét vể phương diện văn hóa, sự cọ xát giữa văn hóa truyển thống
trọng tình Việt Nam với các nguồn văn hóa này là sự hòa hợp tương đồng. Các kết quả
qua giao thoa sẽ được bổ sung cho nhau, làm tỏ rõ thêm nét đẹp văn hóa mới của cộng
đổng cư dân Nam Bộ.
c) Sự tích hợp văn hóa với phương Tây
Văn hóa phương Tây gắn liển với còng nghiệp và đô thị, là sản phẩm của lực lượng
sản xuất tiên tiến nhất - sản xuất công nghiệp. Thoạt đầu, văn hóa phương Tây rất xa lạ
với Việt Nam, nhưng càng vẻ sau, trước nhu cầu cần phải đổi mới đất nước, nó đã ảnh
hường sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của vãn hóa Việt Nam, nhất là tại Nam Bộ, có thể
nhận thấy như sau:
- Các đô thị Việt Nam cuối thế kỷ XIX cho đến tận hôm nay, từ mô hình cổ truyền
với chức năng trung tâm hành chính - quân sự, đã chuyển dần sang mô hình đô thị công-
thương với chức năng kinh tế.
- Kiến trúc Việt Nam, có sự tích hợp tài tình phong cách phương Tây với tính cách
dàn tộc, đã cho ra đời hàng loạt các còng trình mới, hình thành một phong cách kiến trúc
cách tân - Kiến Trúc “Đông Dương”. Đơn cừ như: Nhà thờ Phát Diệm, Bảo tàng Lịch sử-
Hà Nội (Xem hình 2.21), Bảo tàng Sài Gòn, Dinh Tân Xá...
Hình 2.21. Bào tàng Lịch sử - Hà Nội. [Nguồn: 49]
69