Page 62 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 62
d) Bản sắc vân hóa Việt Nam trong giao hm với văn hóa Trung Hoa
Bằng lối tư duy biện chứng, mang tính chù quan, tương đối, trong giao lưu văn hóa,
người Việt đã tiếp nhận các giá trị vàn hóa ngoại sinh theo một trình tự khoa học: Tiếp
thu, chọn lọc, nâng cao, biểu hiên. Họ đã tận dụng được các tinh hoa văn hóa của các
nước láng giỂng, chọn lọc một sô' yếu tô' có lợi, sau đó biến cải cho phù hợp vói điều
kiện Việt Nam và đưa ra sử dụng. Qua quá trình tiếp nhận như trên, các yếu tố “gốc”
khống còn nguyên vẹn qua quá trình hội nhập vào Việt Nam. ‘Tạo ru sự khúc biệt trong
cái dồng nhất đó chinh là bản sắc văn hóa Việt Nam” [12].
Từ dầu cồng nguyên, Hán Nho đã theo bước chân xâm lược phương Bắc áp đặt vào
Việt Nam phục vụ cho việc thống trị. Chính vì xuất phát điểm như trên, giai đoạn đầu
truyền bá, “Nho Giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam" [40], Cho đến gần cuối
đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp-nhận rộng rãi. Mãi đến triều Hậu Lê, Nho giáo
mới trở thành quốc giáo và thịnh suy theo bước thăng trầm của triều đình phong kiến
Việt Nam. Khác vói tầng lớp thống trị, bằng sự dè chừng cần thiết, đa phần người Việt
Nam (bộ phân nhăn dân) đã tiếp nhân từng yếu tô' riêng lè của Nho giáo và tích hợp lại
(tiếp thu, chọn lọc, nâng cao, kế thừa) theo cách của mình, biến các yếu tố này thành đặc
trưng Việt Nam. Có thể đơn cử như sau:
- Chữ viết: Sau khi Bắc thuộc, chữ Việt cổ (có thể có) bị xóa di, chữ Hán-Việt xuất
hiên qua quá trình tiếp biến văn hóa với Trung Hoa. Tiến xa hcm, cuối thời kỳ Bắc thuộc,
chữ Nồm ra đời là kết quả của sự tích hợp vãn hóa mà thành.
- Khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt Nam tâm đác với hai đạo lý nhân-nghla (trong
“ngũ thường” - nhân, nghĩa, lý, trí, tín) và biến nó thành tình người (nhân dạo, nhân tình).
- Tính chất “máy móc”, hà khắc của Nho giáo bản địa khi “cọ xát” với tính dân chủ
truyền thống Việt Nam, đã bị hạn chế.
- Tư tường “trung quân” là tuyệt đối trong Nho giáo Trung Hoa, nhưng vãn hóa Việt
Nam tiếp biến nó thành sự tương dối. Đối với Việt Nam, trung quân phải đổng thòi với
ái quốc (từ ý thức độc lập dân tộc), vì vậy, khi mâu thuẫn giữa vua với sự tổn vong của
đất nước xảy ra, bầy tôi hướng về đất nước, dân tộc, sẵn sàng phế vua.
Nhận định khái quát trên cho thấy, trong quá trình tiếp xúc với vãn hóa Trung Hoa,
người Việt Nam, thỏng qua quá trình tích hợp, đã “Việt hóa” các tư tường tiến bộ của
Trung Hoa thành tư tưởng của riêng mình. Tuy hình thức hay iên gọi có thể không khác
với nguyên bản, nhưng nội hàm đã ihay đổi. Tư tuờng “trọng lý” của triết học Trung
Hoa đã được tích hợp thành tư tường “trọng tình” của Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ
2.1.2.1. Đặc điểm cộng đồng dán cư Nam Bộ
- Đặc điểm đất đai, lãnh thổ, dân cư:
63