Page 57 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 57
khác nhau về một số tập tục và ngôn ngữ, nhưng họ có chung truyền thống văn hóa và
truyền thống lịch sử (Xem hình 2.8).
Hình 2.8. Sự hình thàrih các dán tộc Việt Nam. [Nguổn: TGJ
- Các tác nhân chính chi phối văn hóa Việt Nam:
+ Vị trí địa lý:
Việt Nam là giao điểm của nhiều nén văn hóa, tư tưởng, văn minh. Đây còn là cửa
ngõ của các luồng giao thông thủy, bộ. Vì thế, Việt Nam từ lâu luôn là “miếng mồi”
ngon của các thế lực ngoại xâm. Chính vị trí địa lý và bối cảnh như trên dã ảnh hường
rất lớn đến văn hóa Việt Nam phản ánh qua vãn hóa nhận thức, vãn hóa tổ chức cộng
đồng và vãn hóa ứng xử với môi trường xã hôi. Cũng có thể nói vị trí địa lý dã chi phối
vãn hóa tinh thần của người Việt Nam.
+ Khí hậu và môi trường:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 27°c, lượng mưa trung
bình là 1979mm, tạo thành một vùng sông nước rộng khắp lãnh thổ. Trong môi trường
có khí hậu nóng ẩm ấy, người Viột Nam dã tạo cho mình một sự thích nghi, phản ánh
qua văn hóa ứng xừ với môi trường tự nhiên, cụ thể qua hình thức kiến trúc, ăn, mặc,
trồng trọt, canh tác lúa nước. Có thể nói khí hậu và mỏi trường đã chi phối vãn hóa vật
chất của người Việt Nam.
- Quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam:
Vãn hóa Việt Nam trong tiến trình hình thành và phát triển, tổng quát, có thể chia
thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển (Xem hình 2.9).
58