Page 52 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 52
2.1.1.2. Khái quát ván hóa Việt Nam
í ì) Văn hóa rà cấu trúc văn hóa:
Có hàng trăm dịnh nghĩa về văn hóa (Xem hình 2.2) Chù tịch Hồ Chí Minh đã nhận
xét: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới súng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
nhữiig công cụ cho sinh hoạt hùng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sủng tạo và phút mình đó tức là Văn hóa. Văn hóa lù sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với hiển hiện của nó mù loài người đã sản sinh ra nhám
thích ứng những nhu cầu dời sống và đòi hỏi của sự sinh íô«”[37].
Iỉình 2.2. Khái niệm yê' văn hóa
Tổng hợp tinh thần của các nội dung trên, Nguyên Bộ trường Bộ Vãn hóa - Thông tin
Nguyễn Khoa Điềm, trong đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH.04-02, đã viết:
Thứ nhất, vãn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không do
con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa. Từ đó, văn hóa là đặc trưng căn
bản phán biệt con người vói động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phẫn biệt sản
phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ
động và có ý thức cùa con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích
nghi ấy.
Thứ hai, sự thích nghi nấy là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không phải
là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị
chân - thiện - rnỹ.
Thứ ba, văn hóa gổm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không riêng tinh
thẩn mà thôi.
Thứ tư, văn hóa không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thống thường
người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa mà
thôi [10],
53