Page 50 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 50

Chương 2

                             KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA
                         TRONG KHÔNG GIAN VÃN HÓA
                             VIỆT NAM VÀ NAM BỘ




            Đối  với kiến  trúc  khu  vực  Nam  Bọ, qua cuốn  sách  này,  tác  giả  chỉ  nghiên cứu khía
          cạnh vãn hóa trên bình diện lịch sử phản ánh qua kiến trúc đình và chùa.
            Đa số công trình đình, chùa xuất hiện sớm tại Nam Bộ, từ trước thời Pháp chiếm Nam
          Kỳ,  đểu  bị  hư sập hay  bị  phá  hủy  như:  Chùa Khải Tường, Từ Ân,  Cây  Mai  v.v..., hiện
          nay chỉ còn tổn tại một số ít di vật như: Tượng Phật, hoành phi... Vì vậy các tư liệu thuộc
          lĩnh vực kiến trúc của các công trình này hiện nay không còn hoặc còn rất ít, tác giả tạm
          thời chưa để cập đến.
            Mặt khác,  loại  hình đình và chùa được chọn làm đối  tượng nghiên cứu  là đình, chùa
          của  người  Kinh  -  Việt, các loại  chùa đền Hoa,  Kh’mer,  Ân,  Chãm  v.v...,  tác giả chỉ đề
          cặp tới hình thức thể hiện, không đi sâu vào đặc diểm văn hóa, vì các kiến trúc chùa dền
          này vẫn còn chịu ảnh hường sâu sắc bời văn hóa nước ngoài.
            Một vấn đề khá quan trọng khác cần phãn biệt giữa hai đối tượng nghiên cứu Đình và
          Chìm như sau:
            -   Đối  với  Bắc  Bộ, đình và chùa là hai thể loại công trình  tôn  giáo khác  nhau về chức
          năng,  bố cục, hình  thức,  kiến trúc  v.v...  rất rõ nét.  Tuy  nhiên,  đối  với  kiến  trúc  đình và
          chùa Nam Bộ, nhất là ưong các giai đọan từ cuối thế kỷ XIX trờ về trước, chúng chỉ khác
          nhau ờ chức năng sử dụng, còn lại chúng khá giồng nhau về hình thức kiến trúc, sờ dĩ có
          hiện tượng này là do tại  Nam Bộ trước đây thường  sử đụng một loại hình “dàn trò” (như
          một mô-đun đơn vị), đó là cấu trúc nhà “bánh ít”, sau đó mờ rộng bằng cách “ghép” nhiều
          mô-đun đơn vị cấu trúc  ấy lại với  nhau theo các kiểu “bát dần” (nối liền lién tiếp nhau),
          hoặc “sóc đoại”(kiểu úp chén), hay “sóc đoại có sân trong” (có sân trong),... Với cách cấu
          trúc này hình thức kiến trúc thường khá giống nhau giữa đình và chùa.
            Sâu  xa  hơn,  tại  Nam  Bộ,  đình  và  chùa  có  bước  khởi  đầu  giống  nhau,  đó  cũng  là
          nguyên nhãn có hiện  lượng kiến trúc đình và chùa khá giống nhau, đặc biệt là các kiến
          trúc đình chùa cổ.
                                                                       51
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55