Page 46 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 46
Hình 1.87. Mặt dímg chùa Việt. Hình 1.88. Nội thấi chùa Việt.
[Nguồn: 67] [Nguồn: TGì
1.5.3. Loại hình kiến trúc đình, chùa gốc Hoa và Kh'mer tại Nam Bộ
1.5.3.1. Loại hình kiến trúc chùa người Hoa
Tại Nam Bộ, cùng với người Việt, người Hoa cũng đến đây khai phá đất hoang và trụ
cư sau người Việt một bước. Trong văn hóa của họ, chùa dược xem là cơ sờ tín ngưỡng
cộng đổng. Từ “chùa” ờ d.ìy được gọi theo thói quen cùa người Việt, chì chung các cơ sờ
tín ngưỡng của người Hoa, trong số các cơ sờ ấy, đa sớ mang chức năng cùa ngôi đình,
đển, hoặc miếu nhiều hon chức năng của một ngôi chùa.
Tuy nhiên, dù tồn tại trên chúc năng nào, loại hình kiến trúc chùa người Hoa cũng có
những đặc trưng cơ bản sau:
a) Hình thức ngoại thể
Rất cầu kỳ và phức tạp với nhiều họa tiết tinh xảo (Xem hình 1.89). Thường là những
đổ họa nổi, với các chủ đề mang điển tích Trung Quốc như Bát tiên, Tứ thánh đế,... Bờ
nóc, bờ chảy trang trí phức tạp, mái thường uốn cong kể cả sóng nóc. Màu sắc thường sử
dụng màu nóng nhiều hơn màu lạnh. Tít cả tạo thành một phức hợp đa dạng mang tính
chất động nhiều hơn tĩnh.
b) Trang trí nội thất
Nội thất chùa người Hoa, ngoài khu vực ngai thờ, còn lại thường được trang trí giản
đơn, ít cầu kỳ hcm so vói ngoại thể (Xem hình 1.90). Điêu khắc và họa tiết, tuy ít, nhưng
rất tinh xảo và nghiêng về tả “chân” nhiểu hơn, ít có hình thức siêu thực. Màu sắc
thường sử dụng màu lạnh (xanh lá, xanh dương, đen) nhiều hơn màu nóng. Tất cả tạo
thành phong cách tĩnh nhiều hơn động.
Qua loại hình kiến trúc chùa người Hoa, càng cho thấy rõ hơn tính chất trọng dương,
trọng lý, nghiên về hình thức của vãn hóa phương Bắc còn tổn đọng trong tư duy nghệ
thuật người Việt gốc Hoa tại Nam Bộ.
47