Page 48 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 48

Hình 1.91. Mặt đứng chùa Kh'mer.   Hình 1.92. Nội thất chùa Kh'mer.
                         [Nguồn: 04]                     [Nguồn: 67]
            Qua ba hình  thức đình chùa cơ bản nêu trên cho thấy:  Mỗi loại hình đình, chùa của
          mỗi dân tộc đểu phản ánh đặc tính vãn hóa riêng cùa dân tộc mình, trong dó hai luồng
          văn  hóa “trọng  lý” (3 ĨÍĨ)  phương  Bắc  và “trọng  tình”  (S ttr) phương  Nam được  biểu
          hiện rất rõ nét qua hình tượng kiến trúc cơ bản cùa từng loại hình đình, chùa.
            Theo bước chân lịch sử với những thăng trẩm đây biến động của Nam Kỳ Lục Tỉnh,
          gần 400 năm ấy, kiến trúc đình, chùa Nam Bộ, những công trình văn hóa nghệ thuật tiêu
          biểu  cho  sinh  hoạt người  dân  vùng  đất mới  phía nam  Tổ quốc,  cũng đã hình  thành  và
          phát  triển.  Lịch  sử Nam  Kỳ  là một chuỗi  dài  đấu  tranh để  tổn tại, có  lúc  tường chừng
          như bị cắt lìa khỏi cơ thể Tổ quốc, nhưng với truyển thống kiên cường, bất khuất, không
          đẩu hàng xâm lược; qua nhiểu mất mát hy sinh, đấu tranh gian khổ, miển Nam đã giành
          được độc lập, thống nhất nước nhà và đang tiến vào kỷ nguyên hòa bình, phát triển.
            Kiến trúc dinh, chùa Nam Bộ cũng đã có những bước thăng trầm tương tự. Từ những
          “ngôi  nhà chung” và “thảo am” với vậl liệu xây dựng thô sơ khiêm tốn của buổi đầu lập
          ấp, khẩn đất, khai hoang;  người dân Nam Bộ đã phát triển thành đình - chùa làng, nhũng
          cơ sờ vật chất  cần  thiết  đẩu  tiên  cho  sinh  hoạt  vãn  hóa  cộng  đồng  nông  thôn.  Nhưng
          người dân Nam Bộ chưa được sống hòa bình thì  giặc “Tây Dương” đã xâm lãng bờ cõi.
          Nưóc mất, nhà tan thì đình, chùa cũng xiêu tán. Để bảo vệ di sản văn hóa hiếm hoi của
          mình tại Nam  Bộ,  người dân nơi đây vẫn duy tu,  sửa chữa và phát triển kiến trúc đình,
          chùa. Trong chiến tranh giữ nước tạí miển Nam, có nhiều công trình kiến trúc đình, chùa
          đă bị hư hỏng và hủy hoại, nhưng nhiều “thế hệ” kiến trúc dinh, chùa mới  vẫn tiếp tục
          mọc lên,  cái sau hoàn  thiện,  hiện đại  hon  cái  trước.  Người  dân  Nam  Bô đã mặc  nhiên
          thực thi  trình  tự tiếp thu-chọn  lọc-nâng cao-kế thừa trong việc  tiếp cận và giao lưu với
          văn hóa phương Tây. Đây là cơ sở để xác lặp tính hiộn đại và cho ra đời những sản phẩm
          văn  hóa nghệ  thuật  mới  trong  các  thời  kỳ,  trong  đó  có  kiến  trúc  đình,  chùa.  Qua  bao

                                                                      49
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53