Page 53 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 53
Có thể xem nhận định tống hợp trên là một khái quát về văn hóa tương đối rõ nét và
cô đọng nhất.
Cấu trúc văn hóa dưới góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu không tương đồng nhau:
L.White [90] phân chia vãn hóa thành ba tiểu hệ: Công nghệ, xã hội và tư tưởng.
M.S. Kagan cũng chia văn hóa thành ba thành tố: Vạt chất, tinh thần và nghệ (huât.
Đào Duy Anh [01] dựa theo F.Sartiaux chia vãn hóa thành ba bộ phận: Kinh tế, xã hội
và trí thức. Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc lại cho rằng vãn hóa có bốn thành tố là: Sinh tổn,
xã hội, tinh thần và nghệ thuật... Các cách phân chia cấu trúc văn hóa như trên đẻu có
hạt nhân hợp lý, nó không mâu thuẫn nhau mà bổ túc cho nhau. Tuy nhiên, khi nghiên
cứu văn hóa trong hệ (hống cấu trúc của đình và chùa, tác giả đồng ý với cách phân
chia cùa Tiến sĩ Trẩn Ngọc Thêm là xem văn hóa như một hệ thống gồm bốn thành tố:
Vãn hóa nhận thức (Vể vũ trụ và con người); Văn hóa tổ chức cộng đổng (Đời sống tập
thể và cá nhân); Vãn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội. (Xem hình 2.3).
Hình 2.3. Hệ thống cấu trúc văn hóa Việt Nam. [Nguồn: TG]
b) Định vị văn hóa
- Nguồn gốc vãn hóa Việt Nam:
Muốn xác định chủ thể vãn hóa của một dân tộc phải tìm hiểu nguồn gốc dân tộc, tức
là phải xác định thời gian và không gian khởi thủy hình thành dân tộc ấy. Đây là lĩnh
54