Page 44 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 44
Hình 1.86. Ni viện Thiền Hòa - Long Thành. [Nguồn: TGỊ
1.5. PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA NAM BỘ
1.5.1. Nhận dạng chung
Trước tiên, đình, chùa tại Nam Bộ ]à sự tiếp nối truyển thống nghệ thuật kiến trúc
Việt Nam về hai loại hình kiến trúc mang chức năng tâm linh của cư dân Việt. Vì vậy,
mặc dù có hỗn dung, tiếp biến hay tích hợp... về mặt hình thức, nhung nội dung kiến
trúc đình, chùa Nam Bộ vẫn chứa đựng và chuyển tải ít nhiều các đặc tính của vãn hóa
truyền thống trong bản thân từng công trình.
Kiểu đình, chùa Nam Bộ cũng rất đa dạng. Xét theo hình dạng mật bằng kiến trúc,
ngày nay chúng ta có thể tìm thấy nhiểu kiểu đình chùa như chữ “nhất” (—'), chữ “nhị”
(H ), chữ “tam” (H ), hay “phức hợp”... Sự biến chuyển mặt bằng này hoàn toàn phụ
thuộc vào yếu tố không gian thời gian và nhu cẩu mờ rộng không gian sử dụng của đình,
chùa qua từng thòi kỳ lịch sử.
Điêu khắc đình, chùa cũng rất phong phú, cấc hình thức nghệ thuật dân gian, từ giản
đơn đến phức tạp, từ chất liệu trang trí thỏ sơ đến cầu kỳ, từ cụ thể sang trừu tượng...
theo không gian và thời gian cũng như tư duy thẩm mỹ của từng thời kỳ; nó có những
biến cách thích hợp. Nhưng, trên bình diện tổng quan, mọi văn minh cùa từng thời kỳ
lịch sử dểu được trân trọng đưa vào cấu trúc đình, chùa như một dấu ấn thời đại.
Kết cấu công trình và vật liệu xây dựng dinh chùa cũng rất “nhạy bén” với thời đại,
tuy đặc tính “bảo thù” rất cao, nhimg cũng như các loại hình kiến trúc công cộng khác,
kiến trúc đình, chùa dần dẩn đã đưa các yếu tố văn minh đương đại vào trong bản thân
công trình, nhất là sau những lẩn duy tu, tôn tạo hoặc xây mới.
45