Page 39 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 39

ỉĩình dáng kiến trúc chùa lúc này khác thế kỷ  trirớc rất nhiều,  nó trờ thành đặc  trưng
            riông cho loại hình kiến trúc đình chùa đô thị.  Bó khung sườn  gỗ truyền thống gán như
            mất  hẳn,  thay  vào  là  khung  sườn  và kết  cấu  chịu  lực  tiên  tiến.  Đây  là  cơ sở ban  đẩu
            chuẩn bị cho các kiểu chùa hiện đại trong giai đoạn tới. vể sửa chữa có thể kể đến: Chùa
            Hội  Tôn  (Bến  Tre  -  sửa  1947),  chùa  Châu  Thới  (Đổng  Nai  -  sửa  1954),  chùa  Thanh
            Trước  (Tiền  Giang  -  sửa  1946),  chùa  Hang  (An  Giang  -  sửa  1946),  chùa  Tây  An  (An
            Giang - sửa  1947), chùa Hội Phước (Đồng Tháp - sửa  1949), chùa Linh Tôn (Long An -
            sửa  1952)... phong cách  sửa chữa không có gì đặc biệt, đường nét hiện đại  là phổ biến,
            chủ yếu để duy trì các ngôi cổ tự.
              1.4.3.2. Giai đoạn  Việt Nam bị chia cắt hai miền (1954-1975)
              a) Tiến trình lịch sử
              Sau  hiệp định  Genève  1954,  buộc  thực  dân  Pháp phải  rút quân  về  nước,  lập lại  hòa
            bình  trên cơ sở thừa nhận chủ quyển dân  tộc của ba nước Đông  Dương.  Việt  Nam  tạm
            thời  bị  chia  làm  hai  miền:  Miển  Bắc  khôi  phục  kinh  tế,  xây  dựng  chủ  nghĩa  xã  hội,
            chống chiến tranh phá  hoại của Mỹ,  làm  nghĩa vụ địa phương và đấu tranh ngoại  giao;
            Miển  Nam  tạm  thời do  Mỹ  và  lực lượng gọi  là “quốc gia” thống  trị,  nhân dân tiếp tục
            đấu  tranh  chống  “chiến  tranh  dặc  biệt”,  “chiến  tranh cục  bộ”  và “Việt  Nam  hóa chiến
            tranh” của Mỹ.
              Sau hơn hai mươi nãm chiến đấu kiên cường, linh hoạt, anh dũng, bất khuất và nhiều
            mất mát, hy sinh cùa cả hai miền; từng bước nhân dân ta dã giành được những thắng lợi
            vĩ đại trẽn cả hai mặt trận ngoại giao và quân  sự,  kết thúc vào ngày 30/4/1975. Cả nước
            thống nhất sau hơn hai muơi năm chia cắt.
              b) Khái quát thực trạng kiến trúc đình, chùa
              Trong  thời  đoạn  lịch  sử  này,  miền  Nam  lại  trở  thành  bãi  chiến  trường,  văn  minh
            phương Tây đang thống trị.
              Vị thế ngôi dinh gần như mất hẳn.  Sinh hoạt đình, nếu có, gần như thông lệ, noi  theo
            “mỹ tục” tiền nhân qua lễ Kỳ Yên hoặc giỗ Thành Hoàng đình hàng năm mà thôi. Kiến
            trúc đình bị phế bỏ rất nhiều, một vùng chỉ còn duy trì vài ngôi đình có giá trị lịch sử và
            nổi tiếng.  Không có kiến trúc đình xây mởi, chỉ vài công trình đình được sửa chữa như:
            Đình  Minh  Hương  Gia  Thạnh  (TP.HCM  -  sửa  1962),  đình  Bình  Hòa  (TP.HCM  -  sửa
            1972),  đình  Thắng  Tam  (Vũng  Tàu  -  xây  lại  1965),  đình  Mỹ  Phước  (An  Giang  -  sửa
            1960), đình Phong Phú (TP.HCM - xây lại  1969), đình Lạc Giao (Buôn Mê Thuột -  sửa
            1975),  dinh  Trẩn  Hưng  Đạo  (TP.HCM  -  sửa  1958)...  Kiến  trúc  Đông  - Tây  kết  hợp  là
            kiểu thức phổ biến trong các lần sửa chữa này.
              Kiến trúc chùa tiếp tục được tập trung và  phát triển mạnh tại các dô thị đông dân và
            thành  phô' lớn, nhất là tại Sài  Gòn. Đa phần trang trí nội, ngoại  thất đã sử dụng hầu hết
            các mô-týp nghệ thuật phương Tây cải biến và hộ kết cấu tiên tiến đương đại. Công trình
            40
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44