Page 37 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 37

Kiến  trúc chùa trong  ihời  đoạn  này,  cùng  với  phong  trào “chấn  hưng  Phật Giáo” tại
            miền Nam (1920-1929), đã có những  chuyển biến mạnh mẽ về số lượng.  Xây mới  theo
            cấu  trúc  hiện  đại  có  một  số  cõng  trình  tiêu  biểu  như:  Chùa  Quán  Thế  Âm  (1922  -
            TP.HCM), chùa Thiền Lâm  (1925 - Tây Ninh), chùa Pháp Hoa (1928 - TP.HCM), chùa
            Long Khánh (dầu thế kỷ XX - Trà Vinh),... (Xem tiếp ờ phụ lục 3). Sửa chữa có thể đơn
            cử  như:  Chùa Tam  Bảo  (Hà  Tiên  -  sửa  1930),  chùa  Đại  Giảc  (Đồng  Nai  -  sửa  1921),
            chùa  Long  Hòa  (Bà  Rịa  -  sửa  1929),  chùa  Hội  Sơn  (TP.HCM  -  sửa  1927),  chùa  Tập
            Phước (TP.HCM - sửa  1927), chùa Thiên Hậu (Bình Dướng - sửa  1925), chùa Viên Giác
            (Bến Tre - sửa  1921), chùa Phước  Làm  (Bà Rịa -  sửa  1929), chùa Giác Hải  (TP.HCM -
            sủa  1920), chùa Long Khánh (Trà Vinh  - sửa  1926)... đa số đều  sử dụng hồ xi-mãng và
            kết cấu hiện đại.
              Sang  giữa thế kỷ XX,  kiến trúc  đình  xây  mới  tại  Nam  Bộ,  tuy  ít,  nhưng  chất  lượng
            khá  tốt,  đơn  cử như:  Đình  Trần  Hưng  Đạo  (1932  -  TP.HCM),  đình  Đông  Phú  (1932  -
            TP.HCM), đình Tú Tề (giữa thế kỷ XX - An Giang)... Ngoài ra, một số dinh tiếp tục sửa
            chữa  lớn,  hiện  đại  hóa  như:  Đình  Minh  Phụng  (TP.HCM  -  sửa  1945),  đình  Lạc  Giao
            (Buôn Mê Thuột - sửa  1945), đình Bình Tiên (TP.HCM - sửa giữa thế kỷ XX)...
              Tiếp tục  Iheo trào lưu chấn hưng Phật Giáo tại  Miền Nam, kiến trúc chùa ngày một
            thay  đổi  theo chiều  hướng  hiện  đại.  Bên  cạnh  kết cấu  theo  phương  thức  mới,  vật  liệu
            trang trí mới nhu kính, sắt... cũng được tìm thấy. Công trình xây mới có thể đơn cử như:
            Chùa  Vĩnh  Hưng  (1931  -  Sóc  Trăng),  chùa  Phổ  Minh  (1934  -  TP.HCM),  chùa  Lưỡng
            Xuyên-Long Phước (1934 - Trà Vinh),... (Xem tiếp ờ phụ lục 3) (Xem hình  1.66). Công
            trình trùng tu cũng khá phổ biến như:  Chùa Hội Sơn (TP.HCM - sừa  1938), chùa Thanh
            Trước  (Tiển Giang  - sửa  1941), chùa Quan Âm (Cà Mau - sửa  1936),  chùa Tuyên Linh
            (Bến  Tre  -  sửa  1941),  chùa  Phú  Thạnh  (An  Giang  -  sửa  1934),  chùa  Phước  Hải-Ngọc
            Hoàng (TP.HCM - sửa  1943), chùa Thiên Phước (Long An - sửa giữa thế kỷ XX)... tất cả
            theo lối cấu trúc mới, vật liộu kiên cố.
              Sau ngày độc lập 2/9/1945, đối  với  vùng Nam  Bộ, chiến sự có phẩn  bớt  gay gắt  hơn
            trước, kiến trúc đình trong thời đoạn này gần như không  phát triển do sinh hoạt thường
            kỳ của các hương chức làng không còn  (Giải tán  sau khi  nước nhà độc lập).  Chỉ có vài
            ngôi đình được sửa chữa theo phong cách hiện đại, với chức nãng thuần tín ngưỡng như:
            Đinh Nam Chơn (TP.HCM - sửa  1948), đình Phong Phú (TP.HCM - sửa  1952)...
              Xây mới chỉ tìm thấy được đình Tân Hòa (1962 - TP.HCM).
              Ngược  lại,  kiến  trúc  chùa  trong  thời  đoạn  này  gần  như nở rộ.  Rất  nhiều  chùa được
            xây mới và sửa chữa trong thời đoạn này, nhất là tại các thành phố lớn như Sài Gòn, tiêu
            biểu cho chùa xây mới có thể đơn cử như: Chùa Ấn Quang (1948 - TP.HCM) (Xem hình
            1.69), chùa  Phật  Bửu  (1948  - TP.HCM),  tịnh  xá Ngọc  Viên  (1948  -  Vĩnh  Long), chùa
            Kỳ Viên (1950 - TP.HCM),... (Xem tiếp ờ phụ lục 3).

            38
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42