Page 34 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 34
Hình 1.58. Đình Dương Đóng - Phú Quốc. Hình 1.59. Đình Đông Phú - TP.HCM
ỊNguồn:TG] [Nguổn:TGÌ
Cùng chung số phận với đình, kiến trúc chùa Nam Bộ cũng bị mất đi rất nhiéu trong
chiến tranh hoặc bị tàn phá do kỳ thị tôn giáo, Pháp cho “triệt hạ cà thày chùa lớri công,
tư là chín cảnh và đuổi ra ngoại ô chì còn chùa nào ỏ trong hang cùng ngõ hèm mới còn
sót lại mà thôi” [55], trong đó có nhiểu lự viện nổi tiếng như: Chùa Khải Tường
(TP.HCM - cháy 1867), chùa Từ Ân (TP.HCM - phá giữa thế kỷ XIX), chùa Kim
Chương (TP.HCM - phá giữa thế kỷ XIX), chùa Thiên Trường (TP.HCM - phá giữa thế
kỷ XLX), chùa Phổ Quang Thiên Sơn (TP.HCM - phá 1865), chùa Ông Phúc (TP.HCM -
dỡ 1865), chùa Kiến Phươc (TP.HCM - dỡ 1864), chùa Pháp Võ (TP.HCM - dỡ 1863),
chùa Phước Hải (TP.HCM - dỡ 1865), chùa Phước Hưng (TP. HCM - dỡ 1864), chùa
Kim Tiên (TP.HCM - dỡ 1863), chùa Gia Điển (TP.HCM - dỡ 1865)..., chì có vài ngôi
cổ tự được trùng tu, Iu bổ như: Chùa Bửu Phong (Biên Hòa - sửa cuối thế kỷ XIX), chùa
Linh Thứu (Tiên Giang - sừa 1880), chùa Hội Tôn (Bến Tre - sửa 1884), chùa Hội
Khánh (Bình Dương - sửa 1868), chùa Thanh Trước (Tiền Giang - sửa 1896)...
Kiến trúc chùa trong thời đoạn này, dù sửa chữa hay xây mới (Xem hình 1.60, 1.61,
1.62, 1.63, 1.67), cũng đã hỗn dung hay tiếp biến kiểu thức xây dựng và nghệ thuật Pháp
rấl rõ nét. Đặc biệt bê-tông cốt thép và hồ xi-mãng bắt đầu manh nha xuất hiện trong
kiến trúc.
Hình 1.60. Chùa Phú Thạnh - An Giang. Hình 1.61. Chùa Viên Giác - Bến Tre.
[Nguồn: 68] [Nguồn: 68]