Page 29 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 29
b) Kliái quát thực trạng kiến trúc đình, chùa
Chính vì tình hình chính trị, xã hội như trẽn, trong giai đoạn này kiến trúc đình không
phát triển, ngược lại, các công trình kiến trúc cùa các thời kỳ trước dẩn dẩn bị hư hại do
sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, chúng đã bị mai một hầu hết (do thiếu người
chăm sóc). Hiện nay chỉ còn sót lại hai ngôi đình được ghi nhận xuất hiộn trong thời kỳ
này, đó là: Đình Minh Hương Gia Thạnh (1789 - TP.HCM) (Xem hình 1.44), đình Hiển
Trung (1795 - TP.HCM). Hiện trạng kiến trúc cũng khỏng còn giữ lại nguyên gốc mà
mang dáng vẻ kiến trúc dầu thế kỷ XX.
Hình 1.44. Đình Minh Hương Gia Thạnh. Hình 1.45. Chùa Hội Sơn.
[Nguồn: 04] /Nguồn : 04]
Hình 1.46. Chùa Phụng Sơn (Chùa Gò) Hình 1.47. Chùa Châu Thới - Đồng Nai.
[Nguồn: TG] [Nguồn: TGI
Trong giai đoạn này, tại Nam Bộ, Phạt giáo đang trên đà phát triển sau bước chân
hoằng hóa cùa các tổ sư Thành Nhạc-Ân Sơn, Minh Vật-Nhất Tri, Thiệt Thuy-Tánh
Tường, Linh Quang-Phật Chiếu, Đạo Thành-Khánh Long, Nguyên Quán-Đạo Thông,
Chánh Đắc-Toàn Tánh..., kiến trúc chùa có phát triển, một số chùa mới đã xuất hiện
trong thời kỳ này như: Chùa Huệ Lâm (1780 - TP.HCM), chùa Huệ Quang (1784 - Bến
Tre), Chùa Hội Scm (cuối thế kỷ XVIII - TP.HCM) (Xem hình 1.45), (Xem thêm phụ lục
30