Page 27 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 27
lưu dấu một thời, đơn cừ như: Chùa Huê Nghiêm (1721 - Thủ Đức) (Xem hình 1.39),
Chùa Linh Thứu (1722 - Tiền Giang),... (Xem thêm phụ lục 3) (Xem hình 1.40, 1.41.
1.42)... Như vậy hầu hết cũng dã được trùng kiến (tái thiết lại trên nền cũ) khác xưa hoặc
biến mất trong chiến tranh như chùa Khải Tường. Kiến trúc hiện nay thấy được là của
cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX; mặc dù không gian đặc thù của kiểu nhà “ngũ
hành 5 ÍT” (còn gọi là nhà “Tứ tượng P-ĨỈẼ.") trước đó của lối tư duy nông nghiệp vẫn
còn tồn tại trong lòng kiến trúc các ngôi tự viện này.
Hình 1.39. Chùa Huê Nghiêm - Thù Đức. Hình 1.40. Chùa Hội Khánh - Bình Dương.
[Nguón: TG1 INguồn: TG]
Hình 1.41. Chùa Phước Tường - Thủ Đức. Hình 1.42. Chùa Từ An - TP .HCM
[Nguồn: TG1 [Nguồn: TGỊ
1.4.2. Giai đoạn văn hóa Đại Nam (Tây Sơn & Nguyễn)
1.42.1. Triều đại Tây Sơn (1776-1802)
a) Tiến trình lịch sử
Sau khi khởi binh nổi dậy năm 1771, chiếm được vùng đất trung Trung Bô, quân Tây
Sơn dã mặc nhiên cắt khu vực chiếm đóng cùa chúa Nguyễn làm hai phần. Quân
Nguyễn bị chia cắt suy yếu hẳn, thừa cơ ấy, Hoàng Ngũ Phúc đem quân Trịnh vào Đàng
Trong đánh chúa Nguyễn. Trịnh Sâm tự chỉ huy dại quân đi tiếp ứng. "Nạn đói lớn lại
xảy ra à Thuận Hóa, xác người chết đáy đường” [74], quân Trịnh tiến vào Đàng Trong
28