Page 28 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 28
dễ dàng, chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định. Cuộc nội chiến của ba thế lực
quân sự tranh giành ảnh hường rất quyết liệt hơn bao giờ hết, cán cân quân sự nghiêng
về phía anh em Tây Sơn. Năm 1777, quân Tây Sơn chiếm Sài Gòn, Đông cung Nguyễn
Phúc Dương bị giết ờ Vĩnh Long, Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị giết ở Long Xuyện, cháu
Nguyễn Phúc Thuẩn là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Tạm thời dẹp
xong chúa Nguyễn ờ Đàng Trong, năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, niên
hiệu Thái Đức.
Tuy đã lên ngôi hoàng đế, nhưng triều đình Tây Sơn vẫn chưa kiểm soát được toàn
Nam Bộ; mặt khác, lòng dân Nam Bộ còn chưa thuần phục, họ còn hướng vọng vào
“nghĩa ân” của chúa Nguyễn theo tư tường “ăn chén cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”. Thừa
cơ ấy, Nguyễn Phúc Ánh chiêu mộ nhân dân và nghĩa sĩ Nam Bộ, chiếm lại Sa Đéc,
Vĩnh Long, Gia Định, Trấn Biên và Bình Thuận... Bốn lần bị Tây Sơn đánh bại, ba lần
chiếm lại Gia Định thành, vùng đất phương nam mới khai phá trở thành bãi chiến trường
tranh giành thế lực, nhiều lần đổi chủ. Từ đây vùng đất phía Nam, cùng với nạn thiên tai,
còn có thêm chiến loạn, dân chúng đă lầm than nay lại càng cơ cực hơn. Năm 1788,
nhân dịp quân Tây Sơn đang bận đối phó với ngoại bang phương Bắc (quân Thanh),
Nguyễn Phúc Ánh lần thứ tư chiếm lại Gia Định thành dể dàng với sự ủng hộ của các
đại địa chủ ờ đây. Thành “Qui M - Bát quái AiẾh” được Nguyễn Phúc Ánh cho xây
dựng tại Gia Định năm 1790 (Xem hình 1.43), nhân dân đấu tranh chống bắt sưu xây
thành, hạn hán, mất mùa, nạn đói xảy ra tại Đàng Trong, giá gạo cao vọt. Năm 1792,
Nguyễn Huệ mất, quân Tây Sơn như rắn mất đầu, Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm dẩn
các vùng đất còn lại. Năm 1801, Ánh chiếm được Phú Xuân. Năm 1802, Nguyễn Phúc
Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long nguyẽn niên.
Hình 1.43. Thành Qui M - Bát quái
Công trình xây dựng mở đẩu cùa triều Nguyễn. [Nguồn: 15]
29