Page 26 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 26
nghèo đói đi lưu vong có thể tìm đến các vùng đất hoang khai khẩn, lập nghiệp và sống
một cuộc đời ít nhiều tự do, mặc (lù không phải lúc nào cũng thuận lợi, tốt đẹp. Mâu
thuần xã liội tạm thời được giải quyết và đó là lý do làm cho cuộc khùng hoảng xã hội ở
Đàng Trong đến muộn liơn so với Đủng Ngoài” [46],
b) Khái quát thực trạng kiến trúc đình chùa:
Trong giai đoạn này, hơn ba phần tư thế kỷ cùng cố và xây dựng, dân chúng Nam Bộ
vẫn còn lẩm than, cơ cực. Chỉ có giới quí tộc, quan lại có điều kiện chiếm đoạt ruộng
đất, thu thuế, tham nhũng... tạo nên một tầng lớp giàu sang, quyền thế mối. Kiến trúc
các công ốc có phát triển, thường do ngưòi của tầng lớp giàu sang chủ xướng và hung
công xây dựng nhằm tạo “công đức”, cẩu an cho mình; dân chúng chỉ tham gia với tư
cách dân phu. Nhờ thế, nhiều công ốc có giá trị cũng đã ra đời. Riêng đình, chùa còn lưu
dấu lại một số còng trình đáng kể.
Cũng với tinh thẩn “Uống nước nhớ nguồn”, đình thần trong giai đoạn này được lập
ra để thờ phụng các vị tiền hiền có công mở đất phương nam như: Đình Lễ Thành Hầu -
Nguyền Hữu Cảnh (1700 - Biên Hòa) (Xem hình 1.37), Đình Lễ Thành Hẩu (1701 - An
Giang), Đình Mạc Thiên Tứ (cuối thế kỷ XVIII - Hà Tiên), Đình Long Thanh (1754 -
Vĩnh Long), Đình Tân Lân, thờ Trần Thượng Xuyên (cuối thế kỷ XVIII - Biên Hòa)
(Xem hình 1.38)... Kiến trúc các ngòi đình này cũng không còn nguyên vẹn như trước
đây, đa số được xây dựng lại cuối thế kỷ XIX, hoặc đầu thế kỷ XX, tuy thế bố cục mặt
bang vẫn còn mang phong cách dinh thần cùa các thế kỷ trước.
Hình 1.37. Dĩnh Nguyễn Hữu cành - Đồng Nai. Hình 1.38. Đình Tân Lân - Đồng Nai.
INguồn: TGJ [Nguồn: TGJ
Sau cuộc vân du hoằng hóa (Đi xa truyền đạo) của các thiền sư gốc Hoa như Chuyết
Chuyết Công, Nguyên Thiều, Thạch Liêm... vào đầu thế kỷ XVIII, hoặc trước đó có các
thiển sư phái Trúc Lãm như Viên cảnh - Đại Thâm, Viên Khoan - Lục Hổ, Minh Châu -
Hương Hải...; mảng kiến trúc chùa được chỉnh đốn và xây dựng qui củ (nể nếp, phép
tắc) hơn giai đoạn trước. Người đến chùa không chỉ dân dã mà có cả vua quan quí tộc
đương thời. Ngoài mục đích cẩu sự bình an, thỏa mãn nhu cầu lâm linh, dân chúng đến
chùa bắt đầu học được giáo lý Thiển tòng. Trước nhu cầu trên, vua quan quí tộc cùng với
dân chúng, người có của kẻ có cóng, đã xây dimg nhiểu chốn già lam (chùa) danh tiếng
27