Page 24 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 24

Giai  đoạn  từ  1620 đến  1698 có thể mệnh danh  là giai đoạn hình thành  Sài  Gòn-Nam
           Bộ,  trong đó,  Sài Gòn trở thành  thị  trấn đông dân  nhất  (khoảng  10.000 người), một đầu
           mối giao thông, một địa điểm chiến lược khá quan trọng tại Nam Bộ đã được khẳng định.
             b) Kliái quát thực trạng kiến trúc đình, chùa
              Làng mới luôn luôn đòi hỏi có những cơ sờ công ích,  trong đó có hệ  thống văn  hóa
           “đình, chùa, miêu, võ”, là nhu cầu tâm linh cơ bản của một làng truyển thống.  Hơn nữa,
           với  lối sống trọng tình vốn có của cư dân nóng nghiệp, các nhân vật có công khai  khẩn
           đất hoang, mờ chợ, sửa cầu, đắp lộ... làm lợi cho cộng đồng dân cư được tôn thành “tiền
           hiền và hậu hiền”, được nguời dân muôn đời thờ tự theo đạo ]ý “uống nước nhớ nguồn”.
           Ngôi đình ra đời rất sớm ờ Nam Bộ xuất phát từ nhu cầu thực tế ấy. Rất nhiểu ngôi đình,
           tuy còn thô  sơ,  đã được  lưu dân  Việt xây dựng  lên tại  Nam Bộ,  nó trờ thành cơ sờ tín
           ngưỡng có tính chất chính thống.  Rất tiếc,  cho đến ngày  nay,  sau những năm dài  binh
           biến cùng với qui luật sinh tổn của thời gian, kiến trúc đình trong giai đoạn sơ khai này
           hầu  hết  đã  không  còn  tổn  tại,  chì  còn  lại  Đình  Thõng  Tây  Hội  (Xem  hình  1.32)  tại
           TP.HỔ  Chí Minh  (1698  -  Gò  Vấp).  Tuy nhiên,  sau  nhiều  lần  tu  sửa, dáng  vẻ kiến  trúc
           hiện  nay cùa  đình  Thông  Tây  Hội do lần  tu  sửa  năm  1896 và những  năm  gẩn đây  tạo
           nên, không còn như thời mới tạo dựng.
             Chùa làng xuất hiện  trong thời  gian này cũng chỉ  nhằm  thỏa mãn nhu cầu tâm linh,
           cẩu sự bình yên hơn là tu học giấo lý nhà Phật. Tuy nhiên, cũng như đình, kiến trúc chùa
           giai đoạn này hẩu hết bị tàn phá, chỉ còn lưu dấu lại đôi ba ngôi cổ tự, có thể kể đến như:
           Chùa Long  Thiền  (1664  -  Biên  Hòa)  (Xem  hình  1.33),  chùa Bửu  Phong  (1676  -  Biên
           Hòa)  (Xem  hình  1.34),  chùa  Tam  Bảo  (1680  -  Hà  Tiên)  (Xem  hình  1.36),  chùa  Kim
           Chương  (cuối  thế kỷ  XVII  -  Sài  Gòn),  chùa  Đại  Giác  (cuối  thế kỷ  XVII  -  Biên  Hòa)
           (Xem hình  1.35)..., nhưng hẩu hết các kiến trúc trên không còn mang dáng kiến trúc đặc
           trưng cho giai đoạn lịch sử khởi đựng, mà dã biến dạng qua các lần tu sửa. Chùa trong
           lúc này thường không có cao tăng trụ trì, do đó việc thờ cúng mang tính dân gian, giống
           như đình.













             Hình 1.32. Dinh Thóng Tày Hội (1698).   Hình 1.33. Chùa Long Thiền (1664).
                      [ Nguồn: 04]                   [Nguồn :TG]

                                                                      25
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29