Page 22 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 22

như kiến trúc đình... tất cá tạo thành hệ khung sườn “kẻ chuyền - đâm trinh - cột kê” đặc
           trưng của kiến trúc cổ Nam Bộ. Chùa xưa cũng thường có nền rất cao và vườn cây ăn trái
           xung quanh. Càng về sau, nhất là sau thời kỳ chấn hưng Phật Giáo  1929, đặc biệt là giai
          doạn sau  1954, kiến trúc chùa không ngừng phát  triển về  số lượng lẫn chất lượng,  giữa
          thế kỷ XX đã xuất hiện “chùa lẩu”. Hoạt động chùa càng về sau càng mờ rộng.
             Như vậy, qua các khái quát trên có thể nhận ra rằng:  Kiến trúc đình và chùa ba miền
          gần  như có  chức  năng  giống  nhau  cho  mỗi  loại  hình,  nhưng  bố cục  tổng  thế  có  phần
          khác nhau. Hệ khung sườn, tuy giống nhau ờ kết cấu gỏ nhung có khác nhau về cấu trúc
          và  bố cục  mặt  bằng.  Từ cấu  trúc  “xà  -  kẻ  -  bẩy...”,  tổ  chức  mặt  bằng  đăng  đối  theo
          trục...,  cùa  Bắc  Bộ;  chuyển  sang cấu  trúc “chổng  rường  - già thủ...”,  tổ chức  mặt  bằng
          theo kiểu “trùng thiềm diệp ốc...”,  của Trung  Bộ;  sang Nam  Bộ cấu  trúc chuyển thành
          “kẻ chuyền - đâm trinh - cột kê...”, tổ chức mặt bằng nửa đãng đối nửa tự do và chuyển
          thành hoàn toàn tự do vào cuối  thế kỷ XX với chùa lầu. Tuy độ cao thân  so với mái, từ
          Bác  Bộ  sang  Nam  Bộ  có  phần  tăng  đôi  chút,  nhưng  sóng  nóc  và  “đòn  dông”  lại  ngắn
          hơn. Đặc biệt mặt bằng “vuông" rất phổ biến ờ Nam Bô, lại rất ít gặp ờ Bắc Bộ.
            Nếu chỉ so sánh riêng giữa đình chùa truyền thống Việt Nam ở Bắc  Bộ và đình chùa
          Nam Bộ có thể nhận ra các điểm giống nhau và khác nhau như sau:
            * Lình  vực hình thức kiến trúc:
            - Giống nhau:
            Đình, chùa có chức năng chính là nơi thờ Thần, Phật thường có khuôn viên rộng, tổng
          thế  kiến  trúc  biến  đối linh  hoạt  theo  nhu  cầu  sử dụng qua các  thời  kỳ  lịch  sừ;  kết cấu
          thường sử dụng bô khung sườn gỗ (giữa thế kỷ XX trờ về trước) với hệ cột tròn kê trên
          tán đá  vuông  làm móng;  chạm khấc gỗ với  các đổ họa mang  tính dân gian đời  lhường;
          sử dụng vật liệu  lợp mái và lát nền bằng đất nung;  rất ít cửa sổ.  Riêng chùa thường có
          hành lang bao quanh và có thêm mộ tháp hay tháp Phật.
            - Khúc nhau:
            + Tổng thề đình chùa Nam Bộ thường gắn liền với yếu tỏ' “sông nước” rất rõ,  nhưng
          tổng thể đình chùa Bắc Bộ đôi khi cũng kết hợp với yếu tố “nước” nhưng không nhiều.
            +  Bộ khung sườn  gỗ đình chùa  Bắc  Bộ thường đổ  sộ,  nặng nề  hcm  so  với bộ khung
          sườn gỗ dinh chùa Nam Bộ và liên kết mộng đình chùa Bắc Bộ cũng đa dạng và phức tạp
          hơn đình chùa Nam Bộ.
            + Thân đình chùa Bắc Bộ thường thấp bằng  1/2 mái còn thân đình chùa Nam Bộ cao
          gần bằng mái.
            + Vật liệu lợp và lát nền đình chùa Bắc Bộ cũng nặng nề hơn dinh chùa Nam Bộ.
            + Mặt bằng cơ bản của đình chùa Bắc Bộ thường hình chữ nhật và nền cao vừa phải, khác
          vứi mặt bằng cơ bản của đình chùa Nam Bộ thường hình vuống và được tôn nền rất cao.
                                                                      23
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27