Page 17 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 17

Đặc biệt dưới  thời nhà Mạc, kiến trúc đình làng bắt dầu hưng thịnh với các kiến trúc
            đinh đồ sộ như đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang), Tây Đẳng (Hà Tây) (Xem  hình  1.14)... Đến
            thế kỷ XVII, tòa đại đình được  mở rộng từ bốn hàng cột thành sấu hàng cột và cuối thế
            kỷ này kiến Irúc đình xuất hiện  thêm  “chuôi  vồ” làm  hậu cung thờ Thần tạo thành mặt
            bằng chữ đinh ( T ), sau đó một “hậu sờ”xây dựng thêm phía sau thành chữ công (X ).

              Kiến trúc đình, chùa trong thời kỳ này, nhìn chung, vẫn sử dụng kết cấu phúc hợp gỗ
            - đá - đất nung, vẫn là:  Móng đá, tường gạch nung, khung sườn gỗ, mái ngói nhưng hình
            thức cũng như cách thức liên  kết có biến đổi  nhiều,  vể kết cấu,  háu hết  kiến trúc đình,
            chùa; bộ khung sườn gỗ đã nhiều lần biến thê và mỗi vùng có nét đặc trưng riêng. Cụ thể
            như:  Từ kết cấu  với  hệ thống “xà, kẻ bẩy, chổng rưcmg”,  vì  kèo kiểu “giá chiêng”, “tán
            đá” sử dụng khá phổ biến ờ vùng Bắc Bộ, biến thể thành hệ thống kèo “giả thủ” ở Trung
            Bộ và  hệ  kèo “trổng  cối,  kẻ  chuyền,  đâm  trinh”  vùng  Nam  Bộ;  hoặc  tán  đá chân  thấp
            Bắc  biến thành chân cao ờ Trung và rất cao ở Nam;  hay  ngói  “mũi hài” Bắc biến thành
            ngói “vẩy rồng” ờ Trung và ngói “máng xối” ờ Nam... Như vậy, cùng với xã hội có quá
            nhiẻu  biến  động,  kiến  trúc  đình,  chùa  Việt  Nam  cũng  biến  động  và  thay  đổi  khỏng
            ngừng suốt chiều dài đất nước.

              1.2.3. Đình, chùa Việt Nam duới triều đại phong kiến cuối cùng
              Sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung,  vương triều  Tây  Sơn suy  yếu dẩn  và đi
            đến  thất  bại,  Nguyễn  Ánh  giành  lại  cơ đồ,  lặp nên  triều  Nguyễn  và  trở thành  triều đại
            phong  kiến  cuối  cùng  tại  Việt  Nam.  Gia  Long  (Nguyễn  Ánh)  sau khi  lên  ngôi  đã  tỏ ý
            muốn hạn chế Phật Giáo, nhưng đến  Minh Mạng, Thiệu Trị lại muốn ủng hộ Phật Giáo,
            đến Tự Đức  trờ lại các  lệnh  cấm  đối  với  Phật Giáo;  các  biến  đổi  liên  tục này  làm  cho
            Phật Giáo Việt Nam rơi vào tình thế khá đặc biệt. Tuy thế, nhiều ngôi dại tự cũng dã ra
            đời,  nhất là tại kinh thành Huế và các tỉnh phía Nam: Hai nơi rất gẩn và rất xa triều đình
            nhà  Nguyễn.  Thời  Gia  Long,  kiến  trúc  chùa  phát  triển  chủ  yếu  tại  Nam  Bộ  như chùa
            Giác Viên, Long Nhiểu, Phụng Sơn, Linh Sơn, Tôn Thạnh, Bửu Lâm..., thời Minh Mạng
            và Thiệu Trị, kiến trúc chùa phát triển mạnh ờ Huế như chùa Thánh Duyên, tháp Phước
            Duyên (Thiên Mụ), chùa Diệu Đế, Vạn Phước, Từ Hiếu...
              Đối với kiến trúc đình, vào thời dại phong kiến cuối cùng, ít biến đông và ổn định hơn
            so với kiến trúc chùa cùng thời. Có lúc loại hình này đã phát triển ổ ạt như vào dầu thế kỷ
            XX, khi mà đình làng là nơi thực hiện “việc làng" của ban “huơng chức hội tề” thời  Việt
            Nam bị trị, để rồi, sau đó sa sút dán và chỉ còn là các công trình lịch sử vãn hóa đơn thuần.
            Trong thời kỳ này cũng có nhiều kiến trúc đình nổi tiếng như: Đình Võ Liệt  (Nghệ An),
            Nại  Nam  (Đà  Nẵng),  Bình  Hòa  (TP.HCM),  Thắng  Tam  (Vũng  Tàu),  Mỹ  Phước  (An
            Giang), Bình Thủy (Cán Thơ), Phú Nhuặn (TP.HCM) (Xem từ hình  1.26 đến hình  1.31).
            18
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22