Page 13 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 13

Qua đời  hậu Lê,  Nho giáo đủ  mạnh  và giữ vai  trò độc  tôn;  mặt  khác,  sau  thời  gian
            chiến tranh với quân Minh hàng chục năm, kinh tế đất nước bị suy kiệt; vì thế, kiến trúc
            chùa đã kém phát triển hơn thời gian trước. Tuy vậy cũng có một số chùa nổi tiếng như
            Trãm Gian, Bối Khê (Xem hình  1.10)... với đặc trưng thờ tự “tiền Phật, hậu Thánh” hoặc
            “tiền Phật, hậu Thần”.
              Riêng  mảng  đình,  đến  nay  chưa có  lời  giải  đáp  chắc  chắn  là đình  xuất  hiện  từ bao
            giờ, nhưng qua các di tích kiến trúc đình còn biết niên đại thì “những ngôi đình xưa nhất
            đêu thuộc thời Mạc hay th ế kỷ XV r ’ [52] như: đình Phù Lưu (Xem hình  1.11), đình Yên
            Sờ (Xem hình  1.12), đình Lỗ Hạnh (Xem hình  1.13), đình Tây Đằng (Xem hình  1.14)...
            hoặc theo văn bia xác định niên dại  như đình Nghênh Phúc, đình Đại Đoan, đình Trìmg
            Hoài... Nhưng trước đó, từ năm 247, Khương Tăng Hội đã viết trong “Lục độ tập kinh”,
            truyện số 85, đã đề cập đến ngôi đình. Với “chi tiết này hẳn vì đình đã là một hiện tượng
            phổ biến ờ Việt Nam ít ra là trong thế kỷ Iir' [52],  vói chức năng là ngôi nhà chung  và
            là trạm  nghỉ  chân  (đình  trạm  'ặỀdi). Đình  trong  thời kỳ  này,  ban  đầu  là  các  ngôi  nhà
            chung với kiến trúc đơn giản, càng vể sau, kể từ thời  Mạc (khoảng thế kỷ XVI), đình  là
            kiến trúc  dồ  sộ,  và  uy nghiêm  nhất  trong làng.  Đình  thường  được  xây  dựng  theo thuật
            “phong-thủy” với nhiều kiểu mặt bằng đa dạng như chùa (chữ Nhất—; Tam H , Đinh T ,
            Công X , Quốc  ® ), nhưng từ thế kỷ XVI trở vể truớc, dạng thức chữ “nhất” với một tòa
            “đại đình” uy nghi rộng lớn là phổ biến hơn cả.  Một số kiến trúc đình cổ còn tồn tại như
            đình  LỖ  Hạnh,  đình Thổ  Hà,  đình  Đình  Bảng,  đình  Chu  Quyến  (Xem  hình  1.15)...  đã
            cho thấy sự đồ sộ, “tày đình” của loại hình công ốc này ở làng xã Việt Nam.'










                    Hình 1.10. Chùa Bối Khê.        Hình 1.11. Đình Phù Lưu.
                         [Nguồn: 65]                     [Nguồn: 52]










                    Hình 1.12. Đình Yên Sđ.        Hình 1.13. Đình Lỗ Hạnh.
                        [Nguồn: 52]                     [Nguồn: 52]

            14
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18