Page 8 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 8
1.1.1.4. Tác phẩm “Những ngôi chùa ở Nam B ộ’’ của Nguyễn Quảng Tuân -
Huỳnh Lứa - Trần Hông Liên, NXB TP.HCM, năm 1994 [68]
Bằng văn phong cô đọng, các tác giả đã mô tả khái quát về kiến trúc chùa Nam Bộ kể
cả khái quát lịch sử hình thành một số ngôi chùa tiêu biểu tại đây.
Ngoài ra, qua tác phẩm này còn cho chúng ta thấy được một số phong cách xây dựng
chùa khá đặc trưng như: Chùa kiểu Kh’mer, chùa kiểu Hoa, chùa Việt... hoặc đặc trưng
“tòn giáo hòa đổng” được tìm thấy qua cách thờ tự. Đây là hệ quả cùa việc giao lưu văn
hóa mang tính lịch sử tại Nam Bộ. Đặc biệt các truyền thuyết Phật giáo dược cụ thể hóa
bằng các hình tượng mang tính cách bình dân khá phổ biến trong các chùa như: Quan
Âm Thị Kính, Thánh Mẫu, Thập Điện Diêm Vương, Nhân Thần...
1.1.1.5. Tác phẩm “Đình Nam Bộ xưa và nay", của Huỳnh Ngọc Trảng vò Trương
Ngọc Tường, NXB Đồng Nai, năm 1997 [62]
Như lời nói đẩu tác giả đã trình bày, nhờ “có được dịp đi đây đó, dự các lễ hội đình,
trao đổi veri các vị bô lũo ở các thôn làng và tiếp xúc với các tài liệu liên quan đến nghi
lễ và tín ngưỡng cùa đình làng: sắc phong, các bản hàm ân, văn tế, tài liệu vé nghi lễ...
Nói chung những gì mới thu được đã khiến chúng tôi quyết định phải viết lại cuốn sách
về Đình Nam Bộ"[62], Điều đó cho thấy dụng cồng của các tác giả nhắm vào gốc tích,
tổ chức, nghi lễ và tín ngưỡng của Đình, ít dề cập đến hình thức cũng như nội hàm kiến
trúc đinh làng. Các tác giả đã viết khá kỹ về các nội dung nêu trên. Đây là tư liệu rất quí,
rất có giá trị và giúp ích rất nhiểu cho các nhà chuyên khảo về Đình Nam Bộ.
Trên đãy là một vài tác phẩm tiêu biểu, còn nhiểu tác phẩm lương tự như trên, có
liên quan đến đề tài, nhưng trong phạm vi giới hạn của để tài, chúng tỏi không thể nẻu
ra hết được.
1.1.2. Một số vấn đề còn tổn tại qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên
quan den dề tài
Qua các tác phẩm tiêu biểu như phần 1.1.1 đã sơ lược phân tích, đánh giá đã cho
thấy: Các tác giả tuy dỏi chỗ, đã đi vào nội hàm của vấn đề văn hóa lịch sử trong kiến
trúc, nhưng mới chỉ là những nét khái quát như những chấm phá ban đầu. Đặc biệt kiến
trúc đình chùa Nam Bộ, tuy có được để cập đến trong một số tác phẩm, nhưng chỉ mới
được nêu lên như một minh chứng cho dòng chảy lịch sử hình thành hệ thống kiến trúc
đình chùa Việt Nam.
Do phân tích rộng những mảng lớn mang tính tổng quát của đình chùa Việt Nam, vì
vậy đối vói kiến trúc địa phương như đình chùa Nam Bô, các tác giả chỉ mới dừng lại ở
nét khái quát chung nhất chưa đi sâu vào việc lý giải các nôi hàm văn hóa tiềm ẩn trong
kiến trúc đặc trưng tại đây.
Cũng qua một sổ các tác phẩm nêu trên, tuy chưa phải là tất cả, nhưng qua đây đã cho
thấy, các tác giả chỉ mới bắt để cập đến khía cạnh văn hóa trong kiến trúc đình chùa
Nam Bộ, chưa di vào cụ thể các đặc thù văn hóa của kiến trúc đình, chùa.
9