Page 9 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 9
Hẹp hơn, trong giới hạn nghiên cứu cùa mình, một sô' tác giả trong một vài tác phẩm,
chỉ nghiên cứu một sô' vấn đề đặc thù như nhắm vào gốc tích, tổ chức, nghi lễ hoặc tín
ngưỡng..., ít để cập đến nội hàm kiến trúc đình, chùa, nhất là mảng đình chùa thuộc địa
phương Nam Bộ.
Tuy vậy, các nội dung nêu trên vẫn là tư liệu rất quí, rất có giá trị và giúp ích rất
nhiều cho các nhà chuyên khảo về đình, chùa Nam Bộ. Nhìn chung, trong các tác phẩm
loại này, do đi sâu vào khía cạnh chuyên khảo của mình, các tác giả gần như rất ít đề cập
đến những nét đẹp vãn hóa đặc thù trong kiến trúc.
1.2. KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA TRUYỂN THốNG v iệ t n a m t r o n g t iê n
TRÌNH LỊCH s ử
1.2.1. Đình, chùa Việt Nam thòi dựng nước và thịnh đạt phong kiến
Vào thời kỳ dựng nước của các vua Hùng và các vương triều sau đó, kiến trúc đình,
chùa chưa có cứ liệu để khẳng định.
Sang thòi kỳ Bắc thuộc, "núm 289, nhà sư Ẩn Độ là Ma-Ha-Kỳ-Vực (Marajavaka)
đến Giao Châu, và năm 295 nhà sư Ăn Độ là Khău-Đà-La (Soudru) đến Luy Lảu
truyền bá Phật Giáo, Luy Lâu trở thành trung tâm Phật Giáo hình thành vào loại sớm
nhất ở Giao Châu” [74], nếu chưa có cứ liệu nào xa hơn, có thể nói rằng những ngôi
chùa thờ Phật đầu tiên đã xuất hiện trong thời gian này, mà hệ thống chùa “Tứ pháp”
(Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vụ, Pháp Điện) gắn với truyển Thuyết Khâu-Đà-La là
những minh chứng. Trong hệ thống chùa Tứ Pháp, nổi tiếng nhất là chùa Pháp Vân
(tên khác là: Diên ứng, Dâu) nhưng kiến trúc đã không còn mang dáng vẻ nguyên thủy
(Xem hình 1.1).
Theo dòng lịch sử, từ trung tâm Luy Lâu, nối gót các nhà su, kiến trúc chùa đã đến
Đại La (Hà Nội) và mọc lên khắp nơi trên đất nước này như chùa Khai Ọuốc ờ Đại La,
chùa Kiến Sơ ở Gia Lâm (Xem hình 1.2)...
Hình 1.1. Chùa Dâu - Bắc Ninh. Hình 1.2. Chùa Kiến Sơ - Gia Lãm.
[Nguồn: 65] [Nguồn: TGJ
10