Page 12 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 12
Hương Hải..., phẩn lớn các chùa này do các hoàng thân, quốc thích huy động xây
dựng. Qua thời gian, phấn Iứn các kiến trúc nguyên thùy của những chùa tháp này
khóng còn nữa. Qua các khai quặt khảo cổ cho thấy, chùa thời Lý thường có mặt bằng
hình vuông hay gẩn vuông với các bậc thềm khá cao và có tháp cao nhiều tầng đi kèm,
quần thể gồm các kiến trúc đăng đối, đối xứng qua một trục hay một trung tâm. Đa số
trang trí là các chạm khắc trên đá theo lối tượng tròn (tượng Di Đà chùa Phật Tích...)
hoặc phù điêu.
Sang thời Trần, “Nho giáo dẩn dần chiếm ưu thế, luy nhiên Phật giáo đến giữa thế kỷ
XIV vẫn giữ được sự thịnh vượng của nó” [51], và phát triển song song với nho giáo, dặc
biệt Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam đã ra đời trong giai đoạn này. Bẽn cạnh việc thừa
hường các “quốc tự” to lớn mà các vua Lý đã xây dựng, kiến trúc chùa thời Trán vẫn
tiếp tục phát triển với các cổ tự như: Chùa Phổ Minh (Xem hình 1.3), Đức La-Vĩnh
Nghiêm, Báo Ân, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn, Yên Tử, Thái Lạc, Thiệu Long...
Đặc biệt, hệ thống “chùa làng” được hình thành và phát triển rất mạnh, ngay cả Irên các
vùng hài đảo, núi cao và irong hang động cũng có như chùa Lấm (đào Thừa Cống - vịnh
Bái tử Long-Quáng Ninh), chùa Hang (Yên Bái).
ufcSBilJV-—
Hình 1.9. Sơ đỗ mặt bâng lổng thề, mặt cắt chùa Phô’Minh. [Nguồn: 55j