Page 41 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 41
Công tác trùng tu, sửa chữa trong giai đoạn này rất nhiểu, có thể đơn cử các chùa:
Chùa Long Thiền (Đổng Nai - sửa 1956), chùa Đại Giác (Đồng Nai - sửa 1959), chùa
Huê Nghiềm (Thủ Đức - sửa 1969), chùa Phước Tường (Thù Đức - sửa 1956), chùa
Phụng Sơn (TP.HCM - sửa 1960), chùa Tòn Thạnh (Long An - sửa 1973), chùa Tiên
Châu (Vĩnh Long - sửa 1968), chùa Phước Hậu (Vĩnh Long - sửa 1963), chùa Linh Sơn
(TP.HCM - xây lại 1968), chùa Ấn Quang (TP.HCM - xây lại 1966),...
1.4.3.3. Giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay (1975-1999)
a) Tiến trình lịch sử:
Sau 30/4/1975, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức sản xuất giảm sút do cơ chế
cũ không còn phù hợp. Mặt khác, miền Nam sau ngày giải phóng không lâu, còn phải
đương đắu với cuộc chiến tranh xâm lược lấn chiếm ờ biên giới Tây-Nam, sự phá hoại cùa
các lực lượng thù địch cùng chính sách “cấm vận”, làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước
Việt Nam vói các nuóe. Đã thế, thiên tai lớn liên tiếp xảy ra trong các năm 1977-1978...
Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12
năm 1986 đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo cùa Đàng, vai Irò quản
lý của Nhà Nước trong thập niên dầu cả nước thống nhất. Từ đó xác định nhiệm vụ, mục
tiêu cùa cách mạng trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa. Tháng 06 năm 1991, đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ VII của Đàng đã tổng kết,
đánh giá tình hình và khẳng định tiếp tục công cuộc đổi mới.
Tất cả mới là bước dầu. Nhiều mặt hạn chế và yếu kém vẫn còn tồn tại hoặc vừa nảy
sinh chưa được giải quyết. Đường lối đổi mói của Đảng CSVN, một lẩn nữa, được Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII vào tháng 6 năm 1996 điều chỉnh, bổ sung, phát
triển, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên trong thời kỳ phát triển mới - Thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Khái quát thực trạng kiến trúc đình, chùa
Sau ngày đất nước thống nhất, do sự quản lý các công trình vãn hóa lịch sử còn quá
lòng lẻo, cộng thêm nhận thức sai lầm về chân giá trị của các công trình kiến trúc - văn
hóa trong một sô' cán bộ lãnh đạo địa phương cực đoan, thiếu hiểu biết; nhiều công trình
kiến trúc đình, chùa đã bị phá hủy hay trưng dụng vào mục đích công ích khác, làm sai
lệch mục đích sử dụng chính, phá đi chân giá trị vãn hóa vốn có của công trình kiến trúc
ấy; Có thể đơn cử như: Chùa Linh Phước - TP.HCM, xây dựng giữa thế kỷ XIX, kiến
trúc còn nguyên vẹn, bị trưng dụng và phá hủy hoàn toàn để xây truờng học Nguyễn
Trọng Tuyển. Việt Nam quốc Tự - TP.HCM, đang xây dựng dở dang, bị trưng dụng
hoàn toàn làm khu vui chơi và nhà hát Hòa Bình. Chùa Giác Lâm - TP.HCM, xây dựng
năm 1744, bị phá một phẩn khuôn viên trưng dụng xây dựng nhà máy nước đá và cấp
cho một số hộ dân. Đình Tân Lân - Biên Hòa, xây dựng cuối thế kỷ XVIII, kiến trúc còn
nguyên vẹn, bị trưng dụng một phẩn làm trường Mẫu giáo (cho đến 1999). Đinh Minh
42