Page 59 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 59

2.1.1.3.   Một số  quan điểm triết học được người dán Nam Bộ nhận thức  và sử dụng
            trong kiến trúc đình, chùa
              Khi  nghiên cứu  các  biểu  hiện  lịch  sử,  dù  trừu  tượng  hay cụ  thể, các  nhà nghiên  cứu
            thường đặt chúng vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc  xuất hiện các biểu hiện ấy.  Cũng vậy,
            khi  nghiên cứu các vấn đề văn hóa, triết học  trong kiến trúc cùa người dân Nam  Bộ, tác
            giả cũng đã đặt chúng vào hoàn cảnh xuất hiện các kiến trúc, nhất là các quan điểm tạo
            tác cùng thời để ]ý giải;  các quan diểm này có thể chưa đúng hoặc không chính xác với
            các  quan  diểm  tương  đương  trong  triết  học  “thành  văn”,  nhưng  đó  lại  là  một  thực  tế
            trong tạo tác lúc bấy giờ; trong trường hợp này x ó  thể xem các quan điểm khác lệch trên
            như một “phưcmg nghĩa” (nghĩa địa phương) của Nam Bộ.
              a)   Quan điểm "úm-dươiìg” qua nhận thức của người dân Nam Bộ thể hiện trong kiến
            trúc đình, chùa:
              Công  đồng  cư dàn  Nam  Bộ  được  hình  thành  trên  cơ  sở cộng  cư nhiểu  dân  tộc  với
            nhau, đa  số là những lưu dân  tha phương,  khốn khó,  ít chữ... Từ buổi  ban  đầu  khi  mới
            đến đây, hầu hết họ chỉ mang theo mình những đồ “tế nhuyễn” phục vụ cho nhu cầu tối
            thiểu của cuộc  sống,  cùng với “ký ức” văn hóa nơi  quê hương bản quán của  họ để  làm
            hành  trang  tâm  linh.  Chính  vì  vậy,  tại  Nam  Bộ  300 năm  trước,  các  văn  tự “thành  văn”
            (sách  vở,  văn  bản...),  gần  như không  có  điểu  kiện  tiếp cận  với  đại  bộ  phận  nhân  dân.
            “Mù chữ” là hiện  trạng  xã hội khá phổ biến tại Nam Bộ,  ít ra đến giữa  thế kỷ XX.  Đối
            với dại bộ phận nhân dân Nam Bộ (trừ một số rất ít các nhà trí thức như “Gia Định Tam
            Gia”,  các  thi  nhân cùa “Bình  Dương Thi  Xã”,  các  vãn sĩ ở “Tao Đàn  Chiêu  Anh Các”
            hoặc  Nguyễn  Đình  Chiểu,  Vươn"g  Kế Sinh,  Huỳnh  Ngọc  uẩn,  Đặng  Đức  Thuật...),  họ
            chỉ  tiếp cận với  văn học  dân gian  là chủ yếu qua các  loại hình  văn chương truyền khẩu
            như:  Vè,  hò, ca dao, tục  ngữ,  hát  đối, dân ca... Trong điều kiện ấy, các nguồn triết học
            thành văn, nói chung, khó thâm nhập vào công chúng Nam Bộ. Qua đây cho thấy, thuyết
            âm-dương là sản phẩm cùa triết học Trung Hoa và các nguồn triết học khác có nội  dung
            sâu sắc phức tạp; rất có thể xa lạ với nhân dân ít chữ, khốn cùng tại Nam Bộ vào các  thế
            kỷ  trước.  Với  họ,  các quan  điểm  “triết học” cổ  xưa được đơn  giản hóa  rất nhiều  dể dễ
            dàng tồn tại  qua ký ức,vì  vậy “liên tưởng qua ký ức”  rất phổ biến đối với giới bình  dàn
            Nam Bộ.
              Với  người  bình dân  Nam  Bộ  truớc  đây  (giữa thế kỷ  XX trờ vể  trước), các  biểu  hiện
            âm-dương (PỀPẵ) trong kiến trúc, chủ yếu qua liên tưởng, được hiểu nhu sau:
              - Với “âm  ị^ ” biểu hiện qua các yếu tố: Lạnh, tĩnh, bên trong, tìnb cảm, nội dung, lý
            thuyết  -  ước  mơ,  đất,  màu  lạnh,  nét  ngang  (hoành),  hình  vuống,  rỗng,  khối  tõm,  âm
            thanh trẩm,  mềm  (nhu),  sô' chẵn,  trừu  tượng,  chủ quan,  tương đối, tổng  hợp,  giống cái,
            võ, nước, tối, tử, kết thúc, hướng Tây...
              - Với “dương Pề”  biểu hiện trái lại qua các yếu tố: Nóng, động, bên ngoài, lý trí, hình
            thức,  thực hành - hiện thực, trời, màu nóng, nét đứng (trực), hình tròn, đặc, khối lồi, âm

            60
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64